lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Việt kiều có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?

Sau khi gia nhập WTO và thực hiện các chính sách mở cửa và khuyến khích kinh doanh trong và ngoài nước thì các nhà đầu tư nước ngoài kể cả Việt Kiều có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không? Đây là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp lớn.

Việt kiều có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?

Rất nhiều người Việt đang làm việc hoặc sinh sống ở nước ngoài có quốc tịch nước ngoài có ước mơ được trở về Việt nam kinh doanh đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ gia đình và kinh tế-xã hội ở quê hương mình. Trong những năm trước khi hội nhập, các Việt kiều muốn tham gia mở doanh nghiệp ở Việt nam rất khó khăn, nhưng hiện nay, việc đó đã được Pháp luật Việt Nam thông qua, được quy định cụ thể trong Bộ Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2009, các Việt Kiều đã được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đây là cơ hội lớn tham gia vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam, mặc dù một số ngành nghề còn hạn chế nhưng nó đã mở ra được những cơ hội cho những người luôn mong chờ để được cống hiến cho quê hương mình. Đó cũng chính là cơ hội để nền kinh tế nước ta phát triển, thu hút đầu tư của các doanh nhân nước ngoài có kinh nghiệm, vốn , khoa học kĩ thuật đầu tư vao Việt Nam,đồng thời nó cũng ngăn chặn việc chảy máu chất xám, mở ra các cơ hội cho lao động Việt Nam, mở ra một con đường cho Việt Kiều trở về nước đầu tư là đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam. 

Đối với nhiều người dân xa xứ thì việc trở về sinh sống và làm ăn tại quê cha đất tổ của mình là một ước mơ cháy bỏng luôn thôi thúc họ mỗi ngày, về Việt Nam họ sẽ có cơ hội cống hiến sức lực làm giàu cho quê hương, đồng thời được ở gần bên cạnh người thân, bà con họ hàng của mình, đó là một niềm hạnh phúc to lớn mà không phải ai cũng có được. Thêm một nguyên nhân nữa là tình hình kinh tế ở Việt Nam đang phát triển, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ tiềm năng sinh lời của mình, môi trường kinh doanh ở Việt nam cũng dễ dàng hơn ở các nước phát triển nên các Việt Kiều hoặc nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam rất nhiều.

Ngoài ra, an ninh ở Việt Nam cũng được đảm bảo, đồng thời môi trường sống ở nước ta cũng dễ sống hơn nước ngoài rất nhiều. Đơn cử như trường hợp của chủ tịch tập đòan Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng đã đầu tư gần như toàn bộ tài sản về Việt Nam, mặc dù tình hình kinh doanh ở nước ngoài của ông vẫn tốt, nhưng ông vẫn đổ vốn vào kih doanh nhiều ngành nghề ở Việt Nam như bất động sản, vui chơi giải trí… Các đống góp của ông đó là những khu trung tâm thương mại VinCom, khu phức hợp vui chơi giải trí Vinpearl Land… khi bỏ vốn xây dựng các khu trung tâm VinCom, ông Vượng đã giúp đỡ cho hàng ngàn lao động Việt Nam có việc làm, giải quyết bài tóan lao động cho nước nhà đồng thời phát triển ngành bất động sản, khu Vinpearl Land trở thành một khu vực du lịch nổi tiếng, hàng năm đóng góp rất nhiều cho ngành du lịch Nha Trang- Khánh Hòa nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.

Với những lợi ích to lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài thì việc Pháp luật cho phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam là một bước đi đúng đắn. Ngoài ông Phạm Nhật Vương, danh sách các nhà đầu tư việt Kiều rất dài, nổi tiếng là:  ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch Tập đoàn Masan, ông Đặng Khắc Vỹ, thành viên Hội đồng quản trị VIB, ông Ngô Chí Dũng: ông chủ VPBank, ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch Bất động sản Bình Thiên An…và còn hàng nghìn nhà đầu tư Việt Kiều khác nữa đã và đang đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Hàng năm họ đóng góp rất nhiều vào ngân sách nhà nước cũng như vào xã hội Việt Nam. Vai trò của nhà đầu tư Việt Kiều là rất quan trọng, cần được nhà nước ưu ái, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các dự án đầu tư, thành lập các doanh nghiệp, mở rộng các ngành nghề đầu tư.

ĐIỀU KIỆN GIÚP VIỆT KIỀU CÓ THỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Điều đầu tiên đối với một Việt kiều khi muốn thành lập doanh nghiệp cần có đó là Giấy chứng nhận đầu tư để có được giấy chứng nhận đầu tư này bạn phải có chứng minh được nguồn vốn của mình, đưa ra được các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi, hướng phát triển của dự án trong tương lại. Có được những điều này, bạn nộp phương án của mình lên cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tiếp đó, bạn soạn một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp có kèm theo giấy chứng nhận đầu tư, vậy là bạn có thể hoàn thành việc thành lập công ty tại việt nam do người Việt kiều làm chủ. 

Hiện nay tại Việt nam đã thực hiện các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài do đó, thủ tục không còn quá khó khăn hay phức tạp như trước đây. Tuy nhiên vẫn sẽ có những điểm khác so với việc thành lập công ty 100% vốn trong nước. Do đó bạn cần được tư vấn thủ tục tại những nguồn tin cậy.

Thêm vào đó, hiện nay có 1 số ngành nghề Việt kiều không được phép kinh doanh tại Việt Nam cụ thể như:

- Kinh doanh con dấu

- Giám định viên tư pháp

- Đấu giá

- Thừa phát lại, công chứng

- Sổ số

- Tất cả các hoạt động liên quan đến thuốc nổ

- Kinh doanh liên qua đến cung cấp điện

- Không lưu, vận tải đường ống, dịch vụ đảm bảo hàng hải

- Xuất bản, in ấn

- In đúc tiền, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu

- Kinh doanh xăng dầu

Những ngành nghề kể trên không cho phép người nước ngoài thành lập và kinh doanh, do đó bạn nên chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mình nhưng không vi phạm luật tại Việt Nam

 

Tóm lại, vai trò của các nhà đầu tư Việt Kiều rất to lớn, nếu Nhà nước ta tiếp tục khuyến khích và khai thác các tiềm năng đầu tư của họ thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế và xã hội của Việt Nam, giải quyết rất nhiều bài toán khó về vốn đầu tư, lao động dư thừa, khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm kinh doanh, và các nhà đều tư Việt Kiều cũng nên yên tâm về tình hình kinh tế xã hội ổn định ở Việt Nam mà tiếp kinh doanh, đầu tư góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương của mình.

Về vấn đề thủ tục, hiện nay thành lập doanh nghiệp cho Việt Kiều không còn quá khó khăn, tuy nhiên vẫn có các trình tự thủ tục và pháp lý riêng do đó bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định này để có thể thực hiện hồ sơ thành lập một các suôn sẻ.

Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi Việt Kiều có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hay không, để biết thêm những thông tin về các thủ tục thành lập doanh nghiệp các bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Kế toán Sài Gòn để được hỗ trợ tư vấn pháp lý.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác