Trình tự thành lập doanh nghiệp gồm những bước nào?
Hiểu rõ trình tự các bước thành lập doanh nghiệp giúp bạn tự tin, sẵn sàng cho việc mở công ty để khởi nghiệp. LS. Phạm Thành Trung sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự thành lập doanh nghiệp và các thủ tục sau khi thành lập.

Các bước thành lập doanh nghiệp

Có phải bạn đang có ý tưởng thành lập công ty nhưng bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu? Nếu bạn trả lời được câu hỏi trình tự thành lập doanh nghiệp gồm những bước nào thì việc thực hiện ý tưởng thành lập doanh nghiệp sẽ không còn quá khó khăn đối với bạn nữa.

Các bước thành lập doanh nghiệp

TRÌNH TỰ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

 

1. Tư vấn quy trình thành lập doanh nghiệp

- Tư vấn lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân.

- Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh: Chuẩn bị giấy tờ, điền đầy đủ thông tin, nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng.

- Tư vấn thủ tục đăng ký mã số thuế, con dấu, tài khoản ngân hàng.

- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh.

- Hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, thủ tục phát sinh trong quá trình thành lập.

2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trình tự thành lập doanh nghiệp thường có nhiều giai đoạn phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp dễ mắc sai sót. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ những giấy tờ cần thiết như:

+ Giấy tờ tùy thân: bao gồm các giấy tờ như chứng minh nhân dân, bản sao Hộ chiếu có công chứng và phải không quá 3 tháng.

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được soạn theo mẫu, dự thảo điều lệ công ty với đầy đủ nội dung, danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn, chứng chỉ hành nghề và chứng minh vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền ( đối với các doanh nghiệp mà nhà nước quy định cần phải có vốn pháp định hay chứng chỉ hành nghề)

3. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

- Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.

- Đối tượng đi nộp hồ sơ: với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.

4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nều như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5.  Làm con dấu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu

- Đây là giai đoạn quan trọng trong trình tự thành lập doanh nghiệp.

- Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn đến cơ sở chức năng khắc con dấu để làm con dấu pháp nhân. Sau đó bạn cần làm bản đăng ký mẫu dấu và nộp tại sở kế hoạch đầu tư thành phố để thực hiện thủ tục công bố thông tin con dấu của doanh nghiệp lên công thông tin doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ rất đơn giản bao gồm giấy đăng ký mẫu dấu theo mẫu được đóng dấu và ký tên bởi người đại diện pháp luật.

6. Đăng bố cáo doanh nghiệp mới thành lập

Theo quy địn h trong Luật Doanh nghiệp, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư  thì doanh nghiệp phải được đăng trên công thông tin doanh nghiệp của sở kế hoặc đầu tư. Đây là điều bắt buộc và bạn sẽ nộp một khoản phí để thực hiện đăng bố cáo lên trên công thông tin này. Nội dung bao gồm: tên của doanh nghiệp; địa chỉ của trụ sớ chính; ngành, nghề kinh doanh; đối với công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh thì cần phải có thông tin về vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định; nơi đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp cần tuân theo trình tự thành lập doanh nghiệp gồm các bước được nêu trên để tránh việc chậm trễ, thiếu sót trong quá trình làm hồ sơ.

CÁC THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Treo bảng hiệu công ty

- Bảng hiệu công ty phải có đầy đủ Tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt, địa chỉ, mã số thuế.

- Kích thước bảng hiệu ngang có chiều cao tối đa 2m, ngang không vượt mặt tiền; bảng đứng có chiều rộng tối đa 1m, cao tối đa 4m.

- Ngôn ngữ: Tiếng Việt là chính, tiếng nước ngoài không vượt kích thước tiếng Việt.

- Vị trí: Treo tại trụ sở chính, ở nơi dễ thấy, không cản trở giao thông hay ảnh hưởng an toàn công cộng.

2. Mở tài khoản ngân hàng

Thực hiện mở tài khoản ngân hàng cho công ty tại một ngân hàng thương mại. Sau đó thông báo số tài khoản tới cơ quan quản lý thuế.

3. Khai báo thuế ban đầu

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải khai báo thuế lần đầu với cơ quan quản lý thuế.

4. Phát hành hóa đơn điện tử

Đồng thời với khai báo thuế lần đầu, doanh nghiệp phải mua hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

5. Đăng ký chữ ký số

Đăng ký chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước khác.

6. Kê khai bảo hiểm xã hội

Nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động, bạn cần đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

7. Nộp thuế môn bài

Nộp thuế môn bài lần đầu và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến doanh nghiệp.

8. Báo cáo thuế hàng quý

Thực hiện báo cáo thuế hàng quý theo quy định.

Nếu bạn chưa có nhân viên chuyên trách kế toán thuế để làm báo cáo thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuế trọn gói với mức phí hỗ trợ tốt nhất của Kế toán Sài Gòn nhé.