Thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu mà bạn phải thực hiện để chứng minh việc kinh doanh của công ty mình là hợp pháp. Trong khi tiến hành làm thủ tục, doanh nghiệp cần lưu ý các thông tin sau:
QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Trước khi bắt đầu soạn hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, bạn nên tìm hiểu về việc đăng ký mức vốn và địa điểm nơi mà doanh nghiệp chọn làm trụ sở chính. Nếu trụ sở của công ty không có đủ giấy tờ hợp pháp thì khi cán bộ nhà nước đến kiểm tra doanh nghiệp sẽ rất khó giải quyết.
1. Các giấy tờ, tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi làm thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: theo Luật Doanh nghiệp nội dung của giấy đề nghị sẽ bao gồm đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong đó, doanh nghiệp ghi rõ mã ngành nghề kinh doanh mà mình lựa chọn và được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hợp lệ để có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Dự thảo điều lệ công ty. Được soạn với nội dung đầy đủ nêu lên những vấn đề chính của doanh nghiệp
- Lập danh sách các thành viên và cổ đông trong công ty, thành viên hay cổ đông công ty sẽ là cá nhân hoặc tổ chức góp vào công ty một số vốn nhất định, có thể là tiền mặt hoặc tài sản khác.
- Bản sao giấy tờ cá nhân như CMND hoặc hộ chiếu được chứng thực không quá 3 tháng của chủ doanh nghiệp và của các thành viên cổ đông, đối với tổ chức thì là giấy phép hoạt động.
Đây là qui định chung mà nhà nước ban hành ra cho tất cả doanh nghiệp. Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh hoàn toàn khác nhau (Tham khảo chi tiết tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP). Khi làm thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp mới, bạn cần đảm bảo rằng nội dung trong được nêu trong hồ sơ luôn mang tính trung thực và chính xác.
2. Đặt tên doanh nghiệp
- Khâu đăng ký tên doanh nghiệp không quá phức tạp nhưng vẫn còn nhiều công ty vấp phải vấn đề tên bị trùng hoặc tên gây nhầm lẫn. Đặt tên tránh gây nhầm lẫn và buộc phải phù hợp với văn hóa thuần phong mĩ tục của người Việt Nam
- Bạn nên chú ý đến các quy định về cách đặt tên và đến trung tâm chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp để được tư vấn kĩ càng hơn, tránh vướng vào các trường hợp vi phạm pháp luật về sở hữ trí tuệ khi sử dụng tên trùng lặp, tên gây hiểu lầm.
3. Nộp hồ sơ
- Sau khi hoàn tất hồ sơ một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh / thành phố nơi đặt trụ sở chính công ty.
- Trong vòng năm ngày từ lúc nhận hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền sẽ xem xét kĩ càng để đưa ra quyết định cấp giấy phép. Nếu doanh nghiệp bạn tự đăng ký kinh doanh mà không thông qua các công ty dịch vụ tư vấn thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng hồ sơ trả về điều chỉnh. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ và soạn hồ sơ một cách chính xác nhất để có thể có giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng.
Những điều lệ được nêu trong Luật Doanh nghiệp đưa ra chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế các quy định về thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp cũng sẽ liên tục thay đổi. Công ty chúng tôi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ tận tình nhằm đem lại dịch vụ thành lập doanh nghiệp tốt nhất cho khách hàng.