Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội và hướng phát triển

Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ thúc đẩy xã hội phát triển theo, từ đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tích cực và tiêu cực. Doanh nghiệp xã hội là biện pháp để giải quyết những vấn đề đó. Kế toán Sài Gòn xin hướng dẫn cơ bản các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.
Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ thúc đẩy xã hội phát triển theo, từ đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tích cực và tiêu cực. Doanh nghiệp xã hội là biện pháp để giải quyết những vấn đề đó. Kế toán Sài Gòn xin hướng dẫn cơ bản các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.

 Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội và hướng phát triển

Doanh nghiệp xã hội là một hình thức doanh nghiệp tương đối mới mẻ ở Việt Nam, nhưng nó mang một sứ mệnh lớn đó là giải quyết những vấn đề của xã hội hiện nay như: giải quyết việc làm cho người mới đi cai nghiện về, người mới hoàn thành án tù xong; giải quyết chỗ ở, giáo dục và việc làm cho trẻ em lang thang.v.v. Doanh nghiệp xã hội sẽ giải quyết những vấn đề về xã hội theo hướng kinh doanh, mà lợi nhuận nếu có sẽ được tái đầu tư vào doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề hoặc những hướng đi trong tương lai mà doanh nghiệp đang vươn tới. Đây là một hình thức doanh nghiệp đang được Chính phủ nước ta quan tâm mạnh mẽ và tương lai có thể sẽ được khuyến khích hoặc bảo trợ để phát triển hơn.

Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập tới các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội và khía cạnh phát triển của doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực xã hội.

CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 đã qui định về doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) chỉ phân biệt ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Theo đó, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này, mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Do đó, các thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng giống như thủ tục đăng ký thành lập một doanh nghiệp thông thường, sau đây là những thủ tục và một số điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xã hội:

 -  Người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ quyền công dân, không đang trong tình trạng thi hành án tù hoặc bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh.

 -  Xác định loại hình doanh nghiệp xã hội muốn thành lập: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH…

 -  Có nguồn vốn điều lệ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

 -  Đội ngũ nhân viên yêu nghề và tâm huyết.

 -  Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động… Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thành lập doanh nghiệp về hồ sơ này các bạn tham khảo thêm trong Bộ Luật Doanh Nghiệp.

 -  Nộp thuế đầy đủ (nếu có).

Nếu cá nhân hay tổ chức muốn biết rõ chi tiết, giấy tờ thủ tục đăng ký than lập doanh nghiệp xã hội, các bạn có thể liên hệ với Kế toán Sài Gòn để được giải đáp những thắc mắc. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói nếu các bạn yêu cầu.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Hiện nay ở nước ta có hơn 200 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động, có một số doanh nghiệp xã hội rất nổi tiếng điển hình như: Zó Project bảo tồn nghề làm giấy Dó truyền thống , Koto - trường đào tạo nghề nhân đạo đang sở hữu chuỗi nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM , trường Trung cấp Kinh Tế Hoa Sữa Hà Nội… Đó là những doanh nghiệp đi tiên phong và mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay, các vần đề mới và tệ nạn mới đang bắt đầu xuất hiện: ma túy đá, bar, tội phạm mạng, phim ảnh đồi trụy tràn lan… đang tấn công mạnh mẽ vào xã hội ta và xóa nhòa các truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Do đó việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp xã hội là điều cấp thiết. Thấy được sứ mệnh và tầm quan trọng của các doanh nghiệp xã hội nê chính phủ ta đã khuyến khích và có sự quan tâm mạnh mẽ tới hình thức doanh nghiệp này. Hiện nay có hàng ngàn doanh nghiệp đang xếp hang dài nộp đơn đăng kí để chuyển qua hình thức doanh nghiệp xã hội, đó là một tính hiệu đáng mừng.

Nhưng bên cạnh đó Chính phủ ta cũng phải xem xét để ban hành các điều luật sửa đổi để phù hợp với xu hướng phát triển này nhằm khuyến khích hình thức doanh nghiệp xã hội phát triển và ngăn chặn các trường hợp trục lợi. Đây là một hình thức doanh nghiệp tiềm năng cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Do đó, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã hợp tác với Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) thực hiện một nghiên cứu về chủ đề doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Đó là một tín hiệu đáng mừng về sự quan tâm của nhà nước về mô hình này. Hy vọng trong tương lai mô hình doanh nghiệp xã hội càng phát triển hơn nữa để góp phần tạo nên một xã hội giàu có, lành mạnh và văn minh.