Trước khi vào tìm hiểu vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội Sài Gòn Acc xin cắt nghĩa thêm về khái niệm thế nào là doanh nghiệp xã hội? Doanh nghiệp xã hội có thể được hiểu là những doanh nghiệp theo định hướng xã hội gồm phi lợi nhuận hay tìm kiếm lợi nhuận hoặc phi hỗn hợp, được thành lập nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, thất bại của thị trường với mục đích gia tăng tính hiệu quả, sự bền vững và cuối cùng là tạo ra những thay đổi và mang lại lợi ích cho xã hội.
Tại Việt Nam, những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực xã hội khá khiêm tốn và khá mới mẻ. Thế nhưng loại hình doanh nghiệp này vẫn nhận được sự quan tâm từ nhà nước với những chính sách hỗ trợ sự phát triển cho doanh nghiệp, cũng như việc thành lập, hoạt động của loại hình doanh nghiệp này được qui định rõ ràng tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp 2014 qui định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. Không những mang lợi ích về mặt kinh tế mà doanh nghiệp xã hội còn góp phần không nhỏ cho lợi ích của xã hội, đó là một điều rất đáng để chúng ta trân trọng.
Tuy nhiên doanh nghiệp xã hội cũng không phải mang đặc thù loại hình doanh nghiệp riêng mà vẫn được tổ chức, hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần ….tùy theo người thành lập doanh nghiệp xã hội lựa chọn. Chỉ khác ở mục đích phân phối, sử dụng lợi nhuận như thế nào mà thôi. Hằng năm, doanh nghiệp xã hội phải trích ít nhất là 51 % tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hay môi trường như đã đăng ký trước đó.
Chúng ta đã điểm sơ qua một số vấn đề của doanh nghiệp xã hội, vậy trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào? Hãy cùng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Sài Gòn Acc tìm hiểu những vấn đề này.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP XÃ HỘI GỒM:
1.Chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp xã hội
- Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên.
- Biên bản đã được thông qua trong hội nghị quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy tờ hợp lệ và có hiệu lực giá trị như CMND, hộ chiếu của ban quản trị hay giấy chứng thực cá nhân.
2.Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đến đăng ký và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở để được giải quyết và cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
- Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, thực hiện việc nộp thuế đủ và đúng theo qui định của pháp luật.
Mong rằng qua bài viết này có thể đem lại những kiến thức bổ ích cho những cá nhân hay tổ chức đang dự định thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu cần biết thêm chi tiết về giấy tờ văn bản xung quanh thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội bạn có thể liên hệ đến Sài Gòn ACC để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ “ thành lập doanh nghiệp trọn gói” nếu được yêu cầu. Chúc bạn thành lập thành công để là một doanh nghiệp xã hội mang điều đẹp cho đời và lợi ích cho nền kinh tế đất nước.