Những vấn đề liên quan đến quyền thành lập doanh nghiệp của cán bộ công chức đang trở thành vướng mắc của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp. Pháp luật ban hành những quy định rất khắt khe đối với từng đối tượng khi tiến hành thủ tục thành lập công ty. Nếu bạn đang là cán bộ công chức, hưởng lương theo ngân sách nhà nước mà có nhu cầu mở công ty kinh doanh thì nên tham khảo những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây để tránh rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật. Hãy cùng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Sài Gòn ACC phân tích những vấn đề sau đây.
1. Quy định của pháp luật về quyền thành lập doanh nghiệp của cán bộ công chức
- Cán bộ công chức bao gồm các đối tượng: Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Người được bầu cử đảm nhiệm chức vụ hoăc được tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; Người được tuyển dụng bổ nhiệm hoặc giữ công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính trong các cơ quan nhà nước hoặc xếp vào ngạch thể hiện chức và cấp chuyên môn, nghiệp vụ, có chức danh riêng.
- Căn cứ vào điều 36 của Luật phòng chống tham nhũng 2005 thì cán bộ, công chức, viên chức không được quyền:
+ Thành lập, tham gia vào việc thành lập hoặc tham gia vào việc quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, các trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp cán bộ công chức này được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp hoặc được tham gia đại diện cho phần vốn góp của nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà trước đây mình đã từng làm việc và có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
+ Ngoài ra, những người có quan hệ vợ hoặc chồng với cán bộ công chức hoặc những người đứng đầu, cấp dưới của cán bộ công chức không được tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh ngành, nghề trong phạm vi quản lý của cán bộ công chức.
+ Trường hợp cán bộ công chức là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì không được phép bố trí, sắp xếp vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, hoặc làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Ngược lại, nếu cán bộ công chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,… hoặc giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước không được quyền ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột của mình; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột tham dự gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc tham gia giao dịch, mua bán, ký kết hợp cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại các đối tượng thuộc phạm vì gia đình không được phép làm việc tại các vị trí nhạy cảm trong các cơ quan đơn vị mình hoặc các đối tác của cơ quan mình.
2. Quyền của cán bộ công chức trong việc tham gia góp vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp:
- Trường hợp công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh, cán bộ công chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông hoặ thành viên góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hoặc ban kiểm sát của doanh nghiệp hoặc thành viên hợp danh.
- Trường hợp công ty TNHH thì cán bộ công chức không được tham gia góp vốn vì nếu tham gia vào loại hình này, cán bộ công chức sẽ trở thành thành viên đồng thời đảm nhiệm vai trò quản lý trong công ty.Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo như thông tin quyền thành lập doanh nghiệp của cán bộ công chức mà chúng tôi phân tích trên đây thì pháp luật cấm không cho phép thành lập công ty đối với những ai đang là cán bộ công chức làm việc trong cơ quan nhà nước. Nhưng khách hàng nên lưu ý rằng cán bộ công chức vẫn có thể tham gia góp vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần nhất thiết phải mở công ty.