lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán

Đối với những người làm công việc kế toán thì vấn đề vi phạm các quy định về giấy tờ, thủ tục luôn là điều khiến họ rất lo lắng. Bởi pháp luật hiện nay quy định xử phạt rất nghiêm khắc đối với những vi phạm này. Đặc biệt là những quy định mới được ban hành trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP vừa được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2018.

Quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán

Những công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục mà một kế toán cần hoàn tất không phải là điều đơn giản. Vì thế cho nên, để có thể đảm bảo mang đến hiệu quả cao nhất đối với vấn đề này thì bạn cần liên hệ đến dịch vụ kế toán trọn gói để có được sự hỗ trợ hiệu quả nhất.

Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều doanh nghiệp ra đời hơn trước. Điều này dẫn đến một thực trạng là xuất hiện không ít doanh nghiệp kinh doanh bất hợp pháp và có dấu hiệu gian lận đối với các giấy tờ, thủ tục hay các báo cáo tài chính để qua mắt cơ quan chức năng. Nhận thức được tình hình thực tế đó nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, kiếm toán độc lập cũng như mức xử phạt như thế nào để các doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin một cách hiệu quả nhất. Nghị định này được ban hành và áp dụng cho các đối tượng là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Thời gian áp dụng chính thức là ngày 1/5/2018.

Theo đó thì Nghị định 41 của Chính phủ đã quy định rõ mức xử phạt tối đa đối với cá nhân là 50 triệu đồng và tổ chức là 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập. Nội dung cụ thể như sau:

1. Đối với hành vi vi phạm về giấy tờ, thủ tục

Trong luật kế toán đã ban hành rất nhiều quy định nghiêm ngặt để có thể đảm bảo các giấy tờ hợp lệ. Nếu người làm công việc kế toán thực hiện sai các công việc sau thì sẽ chịu hình thức xử phạt tương ứng:

- Đối với các hành vi áp dụng sai chế độ kế toán cho từng đơn vị khác nhau, sau quy định về chữ viết hay chữ số; sai quy định về kỳ kế toán; sai quy định về đơn vị tiền tệ thì sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

- Đối với trường hợp các tổ chức tự tiện ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mà không được sự đồng ý của cơ quan chức năng thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về giấy tờ kế toán như: chữ ký bằng mực đỏ, giấy tờ có dấu hiệu tảy xóa, sửa đổi hay các chứng từ được ký khi chưa có đầy đủ nội dung… thì sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

- Đối với các hành vi như: chứng từ kế toán lập khi không đủ số liên theo quy định, ký chứng từ kế toán không đủ thẩm quyền hay ký khi chưa đầy đủ nội dung; chữ ký không thống nhất hay không đúng chữ ký đã đăng ký trong các chứng từ kế toán … thì sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

- Đối với các hành vi giả mạo , khai man hay ép buộc người khác khai man các chứng từ kế toán  nhưng mức độ vi phạm vẫn chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ nội dung hợp lệ; lập nhiều chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế… thì theo Nghị định 41 của Chính phủ, người vi phạm sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

2. Các hành vi vi phạm riêng đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đối với các vi phạm trong việc thực hiện báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì Nghị định 41 cũng quy định các hình thức vi phạm và mức xử lý vi phạm như sau:

- Nếu doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo tài chính không đúng theo quy định hay lập báo cáo tài chính mà không có đầy đủ chữ ký của các cá nhân có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

- Trường hợp các báo cáo tài chính được lập không đầy đủ hay áp dụng không đúng các chuẩn mực được ban hành khi chưa được Bộ Tài Chính thông qua thì sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

- Nếu doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không lập báo cáo tài chính hay lập báo cáo nhưng số liệu trên báo cáo không trùng khớp với số liệu thực tế hay báo cáo được lập không đúng chuẩn mực kế toán, kiểm toán thì sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

- Đặc biệt, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng như : giả mạo hay ép buộc người khác giả mạo các báo cáo tài chính ; khai số liệu sai thực tế hay ép buộc người khác khai số liệu sai nhưng các hành vi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì số tiền phạt sẽ là 40 đến 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó thì Nghị định 41 của Chính phủ cũng quy định rõ thời hiệu xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là 2 năm và 1 năm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán. Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán hay kế toán mà không được quy dịnh trong nghị định này thì sẽ được áp dụng theo các quy định đã được Chính phủ ban hành trong các quy định tại Nghị định khác.

Có thể nói, Nghị định 41/2018/NĐ-CP đã nêu ra được những hành vi thường xảy ra trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập hiện nay của các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các mức độ xử phạt tương ứng. Thực tế cho thấy thì các mức xử phạt này đối với các cá nhân hay tổ chức mà nói thì nó chưa phải là quá nặng. Vì so với mức xử phạt thì cái lợi mà doanh nghiệp có được từ những vi phạm này là lớn hơn nhiều. Chính vì thế, kết hợp với các chế tài xử lý thì cơ quan chức năng cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm này của các tổ chức hay các cá nhân.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác