Quy định về việc cho thuê lao động

Cho thuê lao động không còn là vấn đề mới tuy nhiên không phải ai cũng biết. Kế toán Sài Gòn gửi đến những ai đang có ý định thành lập một công ty chuyên về lĩnh vực cho thuê lao động.
Cho thuê lao động không còn là vấn đề mới tuy nhiên không phải ai cũng biết. Kế toán Sài Gòn gửi đến những ai đang có ý định thành lập một công ty chuyên về lĩnh vực cho thuê lao động.

Quy định về việc cho thuê lao động

Nhiều doanh nghiệp vì điều kiện sản xuất kinh doanh không có nhu cầu sử dụng lao động thường xuyên và để tránh các chi phí phát sinh về bảo hiểm và các nghĩa vụ tài chính khác đã lựa chọn việc cho thuê lao động là phương án để có thể đảm  bảo tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất. Tuy  nhiên, để có thể thuê lao động không phải là điều đơn giản.

Nếu bạn đang lo lắng về các vấn đề về giấy tờ pháp lý đối với các công việc liên quan đến hoạt động mở công ty thì việc tìm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chính là điều mà bạn nên lựa chọn để có được sự tiện lợi và an tâm nhất.

Theo quy định của pháp luật thì việc cho thuê lao động không  phải là vấn đề dễ dàng. Và cũng không phải là doanh nghiệp nào có sử dụng lao động đều có thể cho thuê như một tài sản của riêng mình.

Điều kiện cho thuê lao động

Để có thể thực hiện việc cho thuê lao động thì các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các thông tin sau:

- Thứ nhất là doanh nghiệp đó phải được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao  động theo đúng quy định mà pháp luật ban hành. Khi đó thì lao động của công ty cho thuê sẽ tiến hành làm việc với một người sử dụng lao động khác và tuân thủ theo các quy định làm việc với người sử dụng lao động sau này. Tuy nhiên, mọi quyền lợi về lương,chế độ đều do công ty cho thuê lao động phụ trách cho người lao động.

- Chỉ có một số công việc nhất định mới được hoạt động ngành nghề cho thuê lao động. Vì thực tế thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện được ban hành mới có thể hoạt động kinh doanh.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động phải thực hiện ký quỹ và phải làm thủ tục để được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này.

- Theo quy định của pháp luật thì thời gian cho thuê lao động tối đa không quá 12 tháng. 

Quy định 17 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

Như đã nói ở trên thì không phải bất cứ công việc nào doanh nghiệp cũng có thể hoạt động lĩnh vực cho thuê lao động. Sau đây là 17 công việc doanh nghiệp được phép hoạt động cho thuê lao động theo quy định mà  Chính phủ ban hành.

- Các công việc như biên dịch, tốc ký, phiên dịch

- Công việc của trợ lý hay các thư  ký hành chính

- Công việc lễ tân

- Công việc hướng dẫn viên du lịch

- Công việc liên quan đến việc hỗ trợ dự án

- Công việc liên quan đến việc hỗ trợ bán hàng

- Công việc lập trình hệ thống máy móc sản xuất

- Công việc sản xuất và lắp đặt các thiết bị truyền hình hay viễn thông

- Công việc liên quan đến việc kiểm tra, vận hành hay sửa chữa các loại máy móc xây dựng hay hệ thống điện

- Công việc dọn dẹp vệ sinh

- Công việc bảo vệ hay vệ sĩ

- Công việc biên tập viên tài liệu

- Công việc chăm sóc khách hàng hay các hình thức  tiếp thị khác

- Công việc hỗ trợ xử lý các vấn đề về thuế hay tài chính

- Công việc kiểm tra, sửa chữa hay vận hành ô tô

- Công việc liên quan đến vẽ kỹ thuật công nghiệp

- Công việc lái xe.

Quy định  các trường hợp không được cho thuê lại lao động

- Việc thuê lao động để thay thế trong các trường hợp người lao động của doanh nghiệp đang có các tranh chấp hay thực hiện đình công để thực hiện đòi quyền lợi lao động.

- Không có sự thỏa thuận rõ ràng về việc bồi thường tai nạn lao động đối với người lao động giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp thuê lao động.

- Thuê lao động vì lý do thay đổi cơ cấu nhân sự.

- Cho thuê lao động để làm việc ở các điều kiện làm việc khắc nghiệt, khổ cực.

Với các thông tin trên đây, hy vọng các doanh nghiệp có thể nắm bắt một cách rõ ràng và chính xác hơn đối với việc cho thuê lao động mà pháp luật ban hành để đảm bảo việc cho thuê được thực hiện một cách hợp pháp.