Như chúng ta đã biết, Singapore tuy là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á với số dân khoảng 4 triệu người nhưng lại là một trong những “Con Rồng” của Châu Á. Hệ thống pháp luật của Singapore hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh. Chính vì thế, Luật Doanh nghiệp nói chung cũng như Luật thành lập doanh nghiệp tại Singapore nói riêng khá triệt để theo hệ thống pháp luật Anh. Vì vậy, tại đây quy định 03 hình thức công ty: Doanh nghiệp tư nhân, Hợp danh và Công ty.
Tại Singapore, không có những quy định riêng cho chủ doanh nghiệp cá nhân như ở Việt Nam. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách bạch với các tài sản khác của chủ doanh nghiệp. Khi tham gia các hoạt động kinh tế hay dân sự thì chủ doanh nghiệp được đối xử như một thể nhân.
Về Hợp danh, là những thỏa thuận giữa những người tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy mà lợi nhuận chính là tiêu chí cơ bản cho việc xác định hợp danh giữa các bên. Về số lượng thành viên hợp danh thì khá khác so với Việt Nam, số lượng phải từ 2 và tối đa là 20 người. Trường hợp vượt quá 20 người thì được mặc định xem là Công ty dù không có đăng ký. Không giống như Việt Nam, người vị thành niên có thể tham gia hợp danh tuy nhiên không bị buộc phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của hợp danh. Viêc thành lập hợp danh chủ yếu được ký kết bằng văn bản vì nó sẽ là cái điều chỉnh quan hệ nội bộ giữa các thành viên hợp danh nếu xảy ra mâu thuẫn hay các vấn đề nội bộ. Tài sản hợp danh sẽ được thực hiện theo căn cứ của hợp đồng thành lập hợp danh nhưng nếu thành viên nào sử dụng tài sản đó vì mục đích cá nhân thì các thành viên khác có quyền kiện vì vi phạm nguy6en tắc trung thành và ngay tình đối với Hợp danh.
Đối với Công ty trong hệ thống pháp luật của Singapore, khi thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo có từ 02 thành viên trở lên trừ những công ty là công ty con thuê 100% sở hữu của công ty khác. Nếu chỉ còn 01 thành viên hoạt động trong vòng hơn 01 tháng thì thành viên này phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ của công ty.
Một điều cần lưu ý ở đây là khi muốn thành lập doanh ngiệp tại Singapore thì cần ít nhất hai giám đốc và một trong hai phải là người cư trú thường xuyên ở Singapore – dược gọi là Giám đốc đề cử nhưng người này không có quyền để ảnh hưởng đến công ty và chỉ ký một số giấy tờ torng quá trình vận hành công việc. Không như nước ta, tại Singapore, một doanh nghiệp có thể có nhiều giám đốc: Giám đốc điều hành, Giám đốc thế vị. Theo luật thành lập doanh nghiệp tại Singapore, các thành viên sẽ là những người có quyền lực nhất. Việc điều hành, bộ máy quản lý hoạt động cũng phải thông qua và chịu trách nhiệm trước các thành viên trong công ty. Với tư cách là chủ sở hữu cũng như là các thành viên góp vốn vào công ty, các thành viên cũng có quyền, lợi ích và nghĩa vụ gắn với tư cách của chủ sở hữu.
Sau đây là một số lưu ý mà chúng tôi muốn gữi đến các bạn nhằm tránh những trục trắc không đáng có xảy ra hoặc nếu các bạn muốn chắc ăn hơn nữa có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi để có được những bộ hồ sơ hoàn hảo nhất.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI SINGAPORE
Tên công ty phải được phê duyệt trước khi thành lập diễn ra.
Thư ký của công ty phải là người bản địa tại Singaopre.
Giám đốc từ 18 tuổi trở lên không bị cáo buộc phá sản cũng như bị kết tội, có tiền án trong quá khứ.
Vốn đầu tư tối thiểu khi thành lập một doanh nghiệp tại Singapore phải là $1 Sin.
Luật thành lập doanh nghiệp tại Singapore quy định, không cho phép người nước ngoài tự đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Nếu muốn điều hành doanh nghiệp với tư cách là một người bản xứ thì bạn cần phải có giấy phép lao động dạng Employment Pass hay Entrepreneur Pass.
Một điều đặc biệt khá hay cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây là mọi hoạt động của công ty, doanh nghiệp không cần sự hiện diện của bạn trừ các trường hợp mở khóa tài khoản ngân hàng.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Singapore là khá nhanh, chỉ từ 01 đến 02 ngày làm việc và thường có 02 bước: chứng thực tên công ty và hợp nhất công ty.