Bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp tư nhân thì hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư liên kết với nhau để thành lập doanh nghiệp liên doanh. Vậy thành lập doanh nghiệp liên doanh thì cần những hồ sơ gì chính là một trong những thắc mắc của rất nhiều quý khách hàng khi liên hệ đến công ty chúng tôi.
Dưới đây chính là những thông tin về hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh cũng như các chú ý trong quá trình thành lập doanh nghiệp liên doanh để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc định hướng thành lập công ty mà không mắc phải những khó khăn, vướng mắc, sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến việc kéo dài thời gian, làm gián đoạn đến các hoạt động kinh doanh của công ty.
I. DANH SÁCH CHI TIẾT HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Để thành lập công ty liên doanh bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ tương tự như việc thành lập các loại hình công ty khác. Cụ thể các hồ sơ đó như sau:
- Đầu tiên bạn cần có giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty liên doanh theo mẫu đã quy định sẵn. Mẫu này bạn có thể tải tại trang web của sở kế hoạch đầu tư và sau đó điền tất cả nội dụng theo hướng dẫn.
- Bản dự thảo điều lệ công ty Liên doanh. Bản dự thảo điều lệ này bạn cũng có thể tham khảo của các doanh nghiệp khác và điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
- Bản Danh sách các thành viên công ty liên doanh. Các thành viên công ty liên doanh phải có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự và không nằm trong các đối tượng không được góp vốn vào các công ty liên doanh. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác, công chứng không quá 3 tháng
- Văn bản xác định vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với những ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì buộc người đại diện của công ty phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề đó.
- Bản sao Giấy CMND, hộ chiếu hoặc bản sao chứng thực ( không quá 3 tháng) cá nhân hợp pháp của người đại diện hoặc được ủy quyền theo pháp luật.
II. TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH
Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói bạn sẽ được tư vấn những việc sau đây:
- Tư vấn tên công ty: trước khi tiến hành thành lập doanh nghiệp việc chọn tên và kiểm tra xem tên công ty có bị trùng lặp, gây nhầm lẫn, đã đăng ký hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ) nếu tên công ty vướng vào các trường hợp này thì bạn không nên cố gắng chọn và hy vọng có thể thành lập được doanh nghiệp. Điều đó chỉ khiến bạn tốn thêm nhiều thời gian và công sức hơn thôi.
- Tư vấn chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật. Việc tư vấn này sẽ giúp bạn hiểu rõ được những đối tượng nào không được quyền thành lập doanh nghiệp liên doanh và làm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đó.
- Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh. Hiện tại hệ thống ngành nghề kinh doanh đã được quy định rất chặt chẽ vì thế bạn cần được tư vấn để lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành nghề công ty bạn đang phát triển kinh doanh.
- Tư vấn trụ sở chính công ty sao cho phù hợp với phương thức kinh doanh của công ty bạn.
- Tư vấn số vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Giải thích cho bạn hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên để tránh tình trạng bạn mất quyền lợi mà vẫn không biết.
Trong quá trình thành lập doanh nghiệp liên doanh:
- Hồ sơ thành lập sau khi được soạn chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương nơi quý khách hàng thành lập công ty. Chúng tôi sẽ theo dõi quá trình và thay mặt bạn trả lời những thắc mắc, xử lý những tình huống phát sinh. Nếu hồ sơ của bạn chưa đạt, chúng tôi sẽ làm lại và tiếp tục nộp. Bạn không cần phải làm bất cứ việc gì cái bạn cần làm là tin tưởng và chờ đợi chúng tôi.
- Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh chúng tôi sẽ tiến hành làm con dấu tròn và đăng ký chứng nhận mẫu dấu với cơ quan công an có thẩm quyền.
Việc tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp là một điều rất quan trọng, nếu bạn không biết các thủ tục này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng vi phạm luật và thường phải đóng một mực phạt nhất định. Sau khi thành lập bạn cần để ý đến các vấn đề sau :
- Đăng bố cáo doanh nghiệp ( ngay sau khi thành lập doanh nghiệp)
- Đóng và khai thuê môn bài ( bạn cần tìm hiểu mức thuế môn bài mức thuế này thường dựa vào vốn điều lệ của công ty bạn)
- Hồ sơ khai thuế ban đầu.