lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Kế toán Sài Gòn xin cung cấp những thông tin chi tiết nhất về điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhằm giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Không riêng gì lĩnh vực bảo hiểm, mà tất cả các lĩnh vực doanh nghiệp khác cũng yêu cầu phải có những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp được tốt. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay là gì?

» Những điều kiện chung

» Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

» Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài

» Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

» Các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi thì điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:


I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG


Tại Điều 6 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài và thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cụ thể như sau:

1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp.

b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.

Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

a) Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

b) Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

c) Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.


II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM


Tại Điều 7 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm với 2 loại hình là công ty TNHH và công ty cổ phần, cụ thể như sau:

1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:

Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đối với tổ chức nước ngoài:

- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam.

- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

b) Đối với tổ chức Việt Nam:

- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:

Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.

b) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.


III. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI


Tại Điều 8 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

b) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.

c) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động trong phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép kinh doanh, không hạn chế việc doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ sung vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam và bảo đảm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài.

đ) Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam và có văn bản ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ các hoạt động của chi nhánh nước ngoài.

e) Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.

g) Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.


IV. HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM


Bộ Tài chính là cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm. Hồ sơ xin cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật Việt Nam gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

- Dự thảo điều lệ hoạt động doanh nghiệp.

- Phương án hoạt động 5 năm đầu của doanh nghiệp.

- Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh quản trị điều hành doanh nghiệp.

- Các tài liệu liên quan đến cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên.

- Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai. (thành phần này không áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm).

- Bằng chứng chứng minh việc xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm

- Biên bản họp của các chủ đầu tư về việc: Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên; Thông qua dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm.

- Biên bản về việc uỷ quyền cho một người đại diện của các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.

- Văn bản cam kết của các chủ đầu tư tham gia góp vốn về việc đáp ứng các quy định về cơ cấu vốn điều lệ theo quy định.

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không nắm rõ các quy định và điều kiện của pháp luật hãy liên hệ Công ty Kế toán Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp. Kế toán Sài Gòn cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chính xác và thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam một cách nhanh chóng.

 

V. CÁC RỦI RO KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM


Ngành bảo hiểm là một ngành nghề đặc biệt và được pháp luật ràng buộc bằng vốn pháp định. Bạn sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn

Trong khoản nhiều năm trước thì bảo hiểm là một ngành thuộc độc quyền của nhà nước, nhưng hiện nay nó đã được phát triển rộng rãi trên tất cả các loại hình doanh nghiệp. Và hàng năm bảo hiểm đạt được hàng chục ngàn tỷ đồng lợi nhuận. Chưa dừng lại ở đó, nó đang phát triển một cách chóng mặt khi Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực, và nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân được thành lập. Ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đã vươn mình hội nhập với cac nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Việt Nam.

Nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập cũng phải chịu đựng rất nhiều rủi ro đi kèm. Rủi ro đối với tất cả các ngành là một điều không tránh khỏi nhưng đặc biệt trong một ngành như bảo hiểm thì nó ẩn chứa nhiều rủi ro lớn hơn và tỷ lệ xảy ra nhiều hơn. Đồng thời người Việt Nam và văn hóa Việt Nam không coi trọng việc mua bảo hiểm cả nhân thọ lẫn phi nhân thọ, cho tới những năm gần đây , khi tri thức của người dân nước ta phát triển thì việc ý thức được các rủi ro trong cuộc sống đã khiến cho họ quan tâm hơn tới các loại sản phẩm của các công ty bảo hiểm. Và do đó nhu cầu mua bảo hiểm ngày càng nhiều, và càng lúc càng có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập để khai thác thị trường béo bở này. Từ đó, các rủi ro bắt đầu xuất hiện và ám ảnh các doanh nghiệp bảo hiểm mới được thành lập.

1. Rủi ro về vốn

Một doanh nghiệp bảo hiểm đòi hỏi phải có một số vốn pháp định nhất định để thực hiện việc kinh doanh, tuy nhiên bộ Luật Doanh Nghiệp 2014 ra đời qui định các doanh nghiệp không cần có chứng từ chứng minh số vốn pháp định khi thành lập. Điều này sẽ dẫn đến các gian dối về vốn của doanh nghiệp bảo hiểm khi thành lập. Thí dụ: vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm là 800 tỷ đồng, nhưng khi thành lập số vốn thật sự doanh nghiệp có chỉ là 500 tỷ đồng. Điều này sẽ gây thiếu hụt vốn trong kinh doanh và dẫn đến các hiệu quả nghiêm trọng. Ngoài ra số vốn đầu tư quá nhỏ cũng đem lại các rủi ro tiềm ẩn rất cao.

2. Rủi ro khi có các hành động trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là các hành động không hề mới ở các nước phát triển. người thừa hưởng bảo hiểm sẽ tìm mọi cách để có được tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm bằng cánh lợi dụng sơ hở của doanh nghiệp bảo hiểm và kẽ hở của pháp luật. Ngoài ra người mua bảo hiểm có thể móc nối với các nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện những hành vi trục lợi sai trái. Đây là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng gặp phải và là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Rủi ro này có thể ngăn ngừa được bằng cách tăng cường quản lý nhân viên đồng thời tăng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong công ty.

3. Rủi ro khi các đại lý bán bảo hiểm chạy theo doanh thu không làm đúng trình tự, dẫn đến sự tranh chấp về quyền lợi giữa khách hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm

Đây là các vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp bảo hiểm, đa số các nhân viên nhận làm đại lý bảo hiểm ở Việt Nam là những người nội trợ, người về hưu, sinh viên… nên có kiến thức về bảo hiểm khiêm tốn, do đó họ dễ dàng vướng vào các rắc rối này. Ngoài ra việc làm sai lệch các thông tin trong hợp đồng bảo hiểm cũng gây nguy hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Rủi ro này có thể hạn chế được bằng cách nâng cao năng lực và nhận thức của các đại lý bảo hiểm.

Những điều nêu trên là tất cả những rủi ro thường gặp của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt nam. Bạn cần phải tim hiểu thật kĩ thị trường, tham khảo Luật Doanh Nghiệp 2014 về kinh doanh bảo hiểm để có thể hạn chế bớt các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Đội ngũ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Kế toán Sài Gòn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Tư vấn khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Sài Gòn

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác