Các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế nước ta, nó đem lại nhiều sự đổi mới về khoa học kĩ thuật, về cách quản lý, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh… đây là các đóng góp quan trọng cho kiến thức chung của nền kinh tế nước ta, giúp nâng tầm tri thức cho người lao động Việt Nam. Hiện nay việc cấp phép thành lập doanh nghiệp nước ngoài cũng đã dễ dàng hơn vì chủ trương khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Hàng ngàn doanh nhân nước ngoài thuộc rất nhiều lãnh thổ trên tòan thế giới đã đổ vốn thành lập doanh nghiệp để hoạt động tại Việt Nam. Các thủ tục và điều kiện để thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã được qui định rõ ràng trong bộ luật doanh nghiệp, nhưng khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, đã có một số thay đổi trong qui định về thành lập doanh nghiệp nước ngoài.
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:
Câu hỏi 1: Tôi là một Việt Kiều Singapore, tôi có một người bạn là người Singapore. Hiện giờ chúng tôi muốn thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên nhập khẩu linh kiện điện thoại di động về phân phối ở Việt Nam. Như vậy chúng tôi có được lập doanh nghiệp không? Tôi có vài người bà con tại Việt Nam cũng muốn hùn vốn mở công ty, vậy chúng tôi nên thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Loại hình nào khả thi hơn?
Trường hợp của bạn là được lập doanh nghiệp để kinh doanh ở Việt Nam, vì mặt hành kinh doanh của bạn không nằm trong danh mục cấm nên bạn có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng bà con , họ hàng người Việt Nam của bạn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xét về mặt thủ tục và trình tự thành lập thì 2 dạng doanh nghiệp này là như nhau. Nếu xét về mặt khả thi trong kinh doanh thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phụ thuộc vào kế hoạch, vốn, cách quản lý, chiến lược phát triển của công ty… để đánh giá, chứ không thể phán xét dạng nào sẽ khả thi hơn dạng nào.
Câu hỏi 2: Ở Việt Nam thì lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần (cả 2 đều là 100% vốn nước ngoài) thì dễ hơn? Tôi có người bạn có quốc tịch Nga muốn đầu tư mở một công ty chuyên phân phối vật liệu xây dựng và nội thất, như vậy điều kiện để thành lập là như thế nào?
Trường hợp thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài hay công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài thì thủ tục có khác nhau một chút, nhưng sự khác biệt này không nhiều, chỉ là các chứng từ cung cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có khác biệt giữa nội dung điều lệ, vốn cổ phần hoặc vốn thành viên, thành viên sáng lập hay cổ đông sáng lập. Tất nhiên công ty trách nhiệm hữu hạn thì về qui mô số lượng các thành viên góp vốn và qui mô kinh doanh nó không thể lớn bằng công ty cổ phần. Tùy theo điều kiện kinh doanh của bạn mà bạn nên lựa chọn loại hình công ty nào.
Trường hợp người bạn quốc tịch Nga của bạn muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ nội thất thì đây là trường hợp được phép thành lập doanh nghiệp. Điều kiện thành lập bạn nên tham khảo thêm về luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, ở đây sẽ nêu ra một số điều kiện chính để dành cho người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: bạn phải có chứng từ về vốn dự án và chứng từ trình bày dự án và hướng phát triển của dự án nộp lên cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư , bạn phải làm một bột hồ sơ trong đó có kèm giấy chứng nhận đầu tư để xin giấy chứng nhận thành lâp doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra khi lập doanh nghiệp, các vấn đề về đặt tên công ty, trụ sở công ty, tư cách pháp nhân của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp… phải theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam. Kèm theo đó bạn phải chứng minh đươc nguồn vốn bạn sẽ đầu tư vào doanh nghiệp vì vốn là phần rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời bạn phải có những cam kết với nhà nước Việt Nam về các trường hợp sử dụng lao động Việt Nam, các trường hợp về thuê đất…
Như vậy các trả lời ở trên đã phần nào giải đáp cho người đọc các vấn đề về người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bộ Luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2014 để tìm hiểu sâu sắc hơn về các qui định của pháp luật dành cho người đầu tư nước ngoài cùng các điều kiện và thủ tục cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Hoặc có thể liên hệ với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ của chúng tôi.