Rất nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đang trên đà phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ thành lập doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận, cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cao mức sống của người dân. Bình Dương là một trong những tỉnh như vậy. Ngày càng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên tại Bình Dương. Dựa vào Luật Doanh nghiệp 2015 số 68/2014/QH13 được ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương cũng tương tự.
Các bước bạn làm cho việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương:
Bước 1: Bạn cần phải đặt tên cho doanh nghiệp thành lập. Tên doanh nghiệp không được trùng với các tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Một lưu ý khi đặt tên theo quy định của pháp luật là không được vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam, đặt theo các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và một số chữ cái Tiếng Anh như F, Z, W, J, số và các ký hiệu. Một gợi ý nhỏ mà Kế Toán Sài Gòn khuyên bạn là tên công ty cần ngắn gọn, hay có ý nghĩa gì khác biệt gây ấn tượng cho khách hàng.
Bước 2: Bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Ví dụ như Công ty TNHH, Công ty hợp danh.
Bước 3: Tìm hiểu xem nơi nào thuận tiên nhất cho bạn khi đặt trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương. Thông tin của trụ sở chính cần phải chi tiết, rõ ràng bao gồm số nhà, tên đường, khu phố …
Bước 4: Xác định các ngành nghề kinh doanh của bạn là có phù hợp bằng việc tìm hiểu các ngành nghề mà pháp luật không cấm
Bước 5: Vốn điều lệ là tổng số vốn góp của tất cả các thành viên hay do một thành viên góp vào hoạt động thành lập doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập. Lưu ý tùy theo số vốn điều lệ mà sẽ liên quan tới mức thuế môn bài phải nộp. Nếu công ty có vốn đăng ký kinh doanh dưới 2 tỷ thì hàng năm phải nộp thuế môn bài là 1 triệu/năm; tượng tự từ 2 đến 5 tỷ thì phải đóng 1.5 triệu/năm; 5 đến 10 tỷ thì 2 triệu/năm và lớn hơn 10 tỷ thì 3 triệu/năm. Nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương từ 01/01 đến 30/06 thì đóng thuế môn bài nguyên năm, các ngày còn lại chỉ đóng nửa năm.
Bước 6: chuẩn bị Giấy CMND đã công chứng hay hộ chiếu trong vòng 03 tháng gần nhất. Cần lưu ý là CMND có quá 15 năm không, hay các thông tin trên CMND có bị mờ không? Nếu có thì nên sử dụng Hộ chiếu để thay thế hay liên hệ các công ty luật tại tỉnh Bình Dương để được giúp đỡ.
Bước 7: Sau khi soạn hồ sơ theo yêu cầu, đáp ứng đầy đủ theo pháp luật quy định, bạn sẽ phải nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bình Dương để được xem xét, phê duyệt.
Bước 8. Nếu không có sai sót hay yêu cầu sửa đổi gì thêm về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 03 ngày làm việc; nếu có yêu cầu sẽ gửi kèm theo lý do. Khi đi lấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần mang theo CMND.
Bước 9: Sau khi có giấy phép bạn cần tiến hành khắc dấu tại các cơ sở trên toàn quốc và mang mẫu dấu đến đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Bình Dương.
Bước 10: Sau khi thành lập doanh nghiệp xong, bạn cần chuẩn bị một khoảng tiền để bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ các thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương mà bạn cần biết. Kế Toán Sài Gòn hi vọng sẽ giúp bạn một phần nào đó trong việc thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Nếu có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi có thể mang đến cho bạn một dịch vụ thành lập doanh nghiệp hoàn hảo nhất.