Các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp

Rủi ro là một khái niêm không thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề, vì thế các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp lúc nào cũng có thể xảy ra, chúng ta phải có chuẩn bị thật kĩ để giảm bớt rủi ro xảy ra khi thành lập doanh nghiệp đồng thời giảm bớt thiệt hại trong trường hợp phải gánh chịu rùi ro không mong muốn
Rủi ro là một khái niêm không thể tránh khỏi trong mọi ngành nghề, vì thế các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp lúc nào cũng có thể xảy ra, chúng ta phải có chuẩn bị thật kĩ để giảm bớt rủi ro xảy ra khi thành lập doanh nghiệp đồng thời giảm bớt thiệt hại trong trường hợp phải gánh chịu rùi ro không mong muốn

Các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp

Trong tất cả các ngành nghề kinh doanh, thì không có một ngành nghề nào có thể tránh khỏi rủi ro, rủi ro đến mọi lúc mọi nơi và xảy ra bất kì lúc nào. Việc chúng ta nên làm là cần phải tìm hiểu về các khía cạnh chủ quan lẫn khách quan đồng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để đề phòng nhằm giảm bớt rủi ro không đáng có. Rủi ro có thể bắt nguồn từ một cá nhân trong hay ngoài công ty, một hay nhiều đối thủ cạnh tranh, do nguồn vốn quá ít, do chiến lược kinh doanh không hiệu quả hoặc do các lí do khách quan như núi lửa, động đất, song thần… Rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, ta không thể lường trước hết được, nhưng ta có thể ngăn ngừa để giảm tỷ lệ xảy ra rủi ro đến thấp nhất. Bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng có thể xảy ra rùi ro. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các rùi ro khi thành lập doanh nghiệp.

RỦI RO KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ THỂ XẢY RA TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP SAU ĐÂY:

- Hiện nay, việc đứng tên thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng do các qui định mới của bộ Luật Doanh Nghiệp 2015, do đó các trường hợp đứng tên đại diện pháp lý cho một doanh nghiệp nào đó khá phổ biến, có thể nói nôm na là đứng tên hộ cho một doanh nghiệp, việc này có thể mang tới rủi ro là trường hợp chủ doanh nghiệp thật sự lợi dụng doanh nghiệp để thực hiện các việc làm phạm pháp, lừa đảo, buôn lậu, trốn thuế… sẽ làm liên lụy tới người đứng tên đại diện pháp lý mặc dù người này không tham gia trực tiếp vào việc kinh doanh.

- Rủi ro do sử dụng nguồn vốn đầu tư không đúng cách, dẫn đến không xoay vòng đồng vốn kịp, thiếu hụt vốn trong khi sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái bế tắc, đây là một rủi ro chủ quan nhưng hay xảy ra, có thể ngăn ngừa bằng cách lên kế hoạch sử dụng vốn cụ thể và chính xác.

- Rủi ro khi ý tưởng kinh doanh không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các doanh nhân trẻ khi thành lập doanh nghiệp đều để cụ thể hóa ý tưởng của mình thành việc kinh donh, nhưng đa số các ý tưởng sẽ thất bại nếu không nằm trong xu hướng nhu cầu của thị trường. Các ý tưởng thành công đều là các ý tưởng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Do đó, cần phải lên kế hoạch cẩn thận và đưa ra các ý tưởng thiết thực.

- Rủi ro khi thành lập doanh nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh 1 mình và không có những người cùng khởi nghiệp giỏi và đáng tin cậy. Khi bạn thành lập doanh nghiệp để thực hiện 1 ý tưởng kinh doanh nào đó thì bạn cần tìm những người công tác, những người cùng khởi nghiệp hoặc nói nôm na là các thành viên/cổ đông sáng lập và góp vốn. Vì khi một nhóm nhiều người giỏi cùng làm việc thì sẽ dễ dàng đưa ra các ý tưởng đồng thời dễ có thể thấy được các khuyết điểm của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp so với một mình bạn rang sức “gồng gánh” doanh nghiệp ở bước đầu kinh doanh. Do đó, lắng nghe những lời khuyên là cần thiết trong công cuộc kinh doanh ngày này. Hiện giờ ở bất cứ một ngành nào cũng có từ 02 hay nhiều đối thủ cạnh tranh trở lên, nên khi có những đồng bạn đáng tin cậy thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn đó. Đây cũng là một rủi ro chủ quan mà bạn có thể hạn chế được.

- Rủi ro xảy ra khi chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing không phù hợp. Có thể bạn là một nhà quản lý tài ba, nhưng khi đối mặt với một thị trường rộng lớn và áp dụng chiến lược kinh doanh vào thị trường đó một cách máy móc ,không tìm hiểu kĩ nhu cầu của thị trường thị bạn sẽ gặp những rủi ro không thể tránh được. Rủi ro này có thể khắc phục được nếu bạn đưa ra chiến lược hợp lý cho từng phân khúc thị trường.

Tóm lại, các rủi ro khi thành lập doanh nghiệp bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, do đó bạn phải thật bình tĩnh ứng phó nếu nó xảy đến với doanh nghiệp bạn, đồng thời phải có kế hoạch ngăn ngừa rủi ro một cách cụ thể.