lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Phạt hình sự khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Từ năm 2018 trở đi hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có thể bị phạt lên tới 7 năm tù. Vậy quy định về mức hình sự khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo bài viết sau nhé.

Phạt hình sự khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

 

Theo bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành ngày 27/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 có quy định tại điều 216 về mức hình sự khi vi phạm việc không đóng bảo hiểm cho người lao động. Cụ thể như sau:

- Những hành vi như trốn đóng bảo hiểm xã hội, thất nghiệp y tế từ 50 triệu đến 200 triệu hoặc trốn đóng từ 10 – 50 lao động từ 6 tháng trở lên. Mức phạt cho hành vi này là từ 50 triều đồng đến 200 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

- Nếu trong trường hợp đã vi phạm lần 1 mà vẫn còn tiếp tục vi phạm hoặc có mức nợ bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng hoặc trốn đóng từ 50 đến 200 người hoặc cố tình không đóng số tiền bảo hiểm đã trừ trong lương của người lao động mà sử dụng với mục đích riêng ( số tiền trốn đóng từ 50-200 triệu và từ 10-20 lao động). Với những vi phạm này thì người vi phạm có thể bị phạt từ 200 triệu đến 500 triệu hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm tù giam.

- Nếu còn tiếp tục vi phạm hoặc số tiền trốn đóng từ 1 tỉ trở lên, số người lao động trốn đóng là 200 người trở lên hoặc thu tiền của người lao động mà không đóng quy định ở mức phạt thứ 2 ( trốn đóng dưới 1 tỉ và trốn đóng cho dưới 200 người) thì sẽ bị phạt từ 500 triệu tới 1 tỉ đồng, đi tù từ 2 năm đến 7 năm.

- Đặc biệt người phạm tội còn có thể bị phạt từ 20 triệu – 100 triệu và cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định có liên quan thời gian lên đến 5 năm.

Cũng theo các quy định trên các pháp nhân phạm tội theo quy định này thì sẽ bị phạt từ 200 triệu đến 3 tỉ đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Trong thời gian qua không hiểm các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội khiến người lao động mất đi quyền lợi đáng có, chính vì thế trong chính sách mới của nhà nước đã đưa việc vi phạm đóng bảo hiểm xã hội thành hành vi vi phạm luật hình sự, có tính răn đe và chế tài cao hơn trước đây rất nhiều. 

Các trường hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm nhưng vẫn không vi phạm pháp luật.

Trước năm 2018 thì việc doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng thì vẫn chưa cần đóng bảo hiểm do đó doanh nghiệp cần ký kết với người lao động làm việc thời vụ dưới 3 tháng và không ký lại lần 2 thì không cần đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên sau 01/01/2018 thì cho dù doanh nghiệp có ký hợp đồng 1 tháng vẫn phải tiến hành đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp thứ 2 nếu trong công ty bạn không có nhân viên làm việc mà chỉ có 1 giám đốc hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp từ làm việc và không hưởng lương thì không cần phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những lưu ý về mức phạt mới cũng như các trường hợp doanh nghiệp không cần đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn không vi phạm. Các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định để tránh việc vi phạm pháp luật dẫn đến việc phải nộp phạt hoặc cao nhất là bị phạt tù lên đến 7 năm cũng như cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 3 năm.

Nếu bạn còn thắc mắc về các quy định về bảo hiểm xã hội thì hãy liên hệ ngay với phòng dịch vụ bảo hiểm xã hội của chúng tôi đế được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác