lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam

Pháp luật quy định như thế nào về việc thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam ? Doanh nghiệp nước ngoài lần đầu đến Việt Nam kinh doanh cần lưu ý những gì khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép hoạt dộng chi nhánh công ty

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam

Nhằm tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển hiện nay, Nhà nước bắt đầu hướng tới việc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Những quy định chung của pháp luật về việc làm hồ sơ thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

-  Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Việt Nam cần lưu ý: các giấy tờ phải được cấp bởi cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hay đã được lãnh sự quán hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau đó, những giấy tờ này cần được dịch ra tiếng Việt, đồng thời các bản dịch, bản sao của giấy tờ phải được công chứng, chứng thực một cách hợp lệ.

-  Theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và có quyền cấp giấy phép cho doanh nghiệp là Bộ Công Thương.

-  Nếu các doanh nghiệp nằm trong các trường hợp dưới đây sẽ không được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh:

·  Trường hợp thứ nhất:  doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh, buôn bán những mặt hàng, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật Việt Nam là phạm pháp hoặc bị cấm kinh doanh.

·  Trường hợp thứ hai: trong vòng 2 năm từ khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

·  Trường hợp thứ ba: việc thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện bị tố cáo hoặc có liên quan tới hành vi gây tổn hại đến trật tự, an ninh xã hội hoặc phá hoại truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, tàn phá tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống của người dân.

·  Trường hợp thứ tư: doanh nghiệp nước ngoài không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc hồ sơ không hợp lệ hoặc không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần nhanh chóng sửa chữa, bổ sung những giấy tờ cần thiết để tránh bị mất nhiều thời gian khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng dại diện.

-  Sau khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, Bộ Công thương sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra và trong vòng 15 ngày, doanh nghiệp nước ngoài sẽ được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Ngay khi nhận được Giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo và trình Giấy phép trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan công an cấp tỉnh, Sở thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở cho chi nhánh. Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài mới được phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, địa phương đó một cách hợp pháp.

-  Nếu sau thời hạn 15 ngày mà doanh nghiệp vẫn chưa nhận được Giấy phép đăng ký chi nhánh thì Bộ Công thương phải có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến doanh nghiệp về nguyên nhân không cấp giấy phép, những điểm sai sót trong hồ sơ hoặc những giấy tờ cần bổ sung trong thời gian sớm nhất để doanh nghiệp kịp thời sửa đổi hay bổ trung tránh tình trạng mất nhiều thời gian không đáng.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết về vấn dề thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nếu quý khách đang có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty nhưng còn băn khoăn, lo ngại về quy định mới của pháp luật hiện nay thì có thể đến trực tiếp công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệp chúng tôi tự hào mình là dịch vụ thành lập doanh nghiệp tốt nhất và nhanh nhất. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác