lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thành lập doanh nghiệp

Kế toán Sài Gòn chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM. Chúng tôi cam kết 03 ngày có giấy phép và 02 ngày sau có con dấu. Thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa cho bạn.

Nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, công ty TNHH, cổ phần và tư vấn kế toán thuế trọn gói tại TPHCM, Kế toán Sài Gòn mang đến cho bạn sự hỗ trợ tốt nhất khi thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói và hỗ trợ nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp bởi đội ngũ Kế toán trưởng hơn 15 năm kinh nghiệm.


Phí thành lập doanh nghiệp


03 hạng mục phí dưới đây đủ để được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu có hiệu lực pháp lý, là điều kiện để bạn có thể bắt đầu triển khai ngay việc ký kết các hợp đồng kinh tế, ra các văn bản pháp quy, giao dịch hành chính hay sử dụng vào các hoạt động pháp lý khác tùy mục đích của mình.
 

STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC LỆ PHÍ
1. Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM 100.000đ
2. Tiền khắc dấu loại tốt và phí công bố mẫu dấu sử dụng hợp pháp trên Cổng thông tin Quốc gia 450.000đ
3.

Tiền công dịch vụ và các khoản phí khác để thực hiện các hạng mục công việc gồm:

- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty

- 01 lần mang hồ sơ đến tận nơi để quý khách hàng ký hồ sơ xin giấy phép

- 02 lần giao dịch nộp và nhận hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM

- 01 lần mang giấy phép và con dấu bàn giao tận nơi cho quý khách hàng

- Đăng ký bố cáo thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia

- Thực hiện các công việc phát sinh khác để hoàn thành việc xin giấy phép

450.000đ

 

Tổng phí đăng ký: 950.000đ (không phát sinh)


 Thời gian có giấy phép: 03 ngày làm việc + 02 ngày sau có con dấu

 Giao nhận hồ sơ & giấy phép: Tại địa chỉ của khách hàng

 Kết quả bàn giao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu đã được đăng ký sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước.


* Ghi chú: Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Kế toán Sài Gòn, quý khách hàng không cần lên Sở KH&ĐT, không cần đi công chứng ủy quyền. Nhân viên pháp lý của chúng tôi sẽ mang hồ sơ đến tận nhà để bạn ký, và khi có kết quả sẽ mang giấy chứng nhận và con dấu bàn giao tại nơi bạn yêu cầu.
 

* Khuyến mãi thành lập trọn gói: Tặng gói Hóa đơn điện tử 300 số để xuất hóa đơn VAT cho khách hàng


Thành lập doanh nghiệp


* TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

© Đặt tên doanh nghiệp/công ty như thế nào để tránh bị trùng tên và dễ phát triển thương hiệu

© Chọn loại hình doanh nghiệp/công ty nào có lợi nhất về mặt pháp lý cho mô hình kinh doanh

© Nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu và những vấn đề được/mất cần cân nhắc trước khi đăng ký

© Xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp định hướng kinh doanh để tránh điều chỉnh về sau.
 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Đội ngũ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Kế toán Sài Gòn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Kế toán Sài Gòn tư vấn khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói tại văn phòng


Điều kiện thành lập doanh nghiệp


Đối tượng được thành lập doanh nghiệp


Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định đối tượng được thành lập doanh nghiệp gồm cá nhân và pháp nhân:

1. Cá nhân


Mọi công dân Việt Nam đều có quyền (được phép) đăng ký thành lập doanh nghiệp, miễn hội đủ 02 điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên

- Có đủ năng lực hành vi dân sự

Các cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân (đang thi hành án, bị bệnh tâm thần,…) sẽ không được đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Pháp nhân


Tất cả pháp nhân (tổ chức, doanh nghiệp) đều có quyền thành lập doanh nghiệp để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; trừ một số trường hợp tổ chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước, công an, quân đội (có quy định riêng).


Vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp


Pháp luật không quy định vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu. Điều này có nghĩa là bạn có quyền đăng ký vốn điều lệ của công ty theo ý mình muốn. Tuy nhiên, cần tham chiếu quy định về 2 mức đóng thuế môn bài sau để cân nhắc khi đăng ký vốn thành lập doanh nghiệp nhé:

- Lựa chọn 1: Đăng ký vốn điều lệ ≤10 tỷ đồng (Nộp thuế môn bài: 2.000.000đ/năm)

- Lựa chọn 2: Đăng ký vốn điều lệ >10 tỷ đồng (Nộp thuế môn bài: 3.000.000đ/năm)

Kinh nghiệm của những người từng sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho thấy, nếu đăng ký vốn điều lệ công ty quá nhỏ (< 100 triệu) thì trong quá trình giao dịch làm ăn với khách hàng, đối tác sẽ có phần thiệt thòi, khó ký kết các hợp đồng giá trị lớn (bởi các hợp đồng giá trị lớn khách hàng luôn yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận kinh doanh của bạn). Ngược lại, nếu vốn điều lệ đăng ký quá lớn (> 100 tỷ) trong khi vốn thực tế của bạn chỉ từ vài trăm triệu hoặc vài tỷ thì khi đi vào hoạt động, những gì bộ mặt doanh nghiệp (trụ sở văn phòng, nhân sự, phương tiện, máy móc, trang thiết bị) của bạn thể hiện sẽ nói lên tất cả, lúc này bạn sẽ dễ bị “mất uy tín” với khách hàng, đối tác bởi họ nghĩ rằng công ty bạn khá “ảo” và sẽ thận trọng hơn khi đặt vấn đề hợp tác, mua bán.

Như vậy, tùy vào số vốn thực tế và yêu cầu của lĩnh vực kinh doanh của bạn để có thể xác định vốn điều lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách hợp lý, giúp việc giao dịch làm ăn của bạn thuận lợi hơn trong quá trình đưa công ty vào hoạt động.


Điều kiện về tài sản để thành lập doanh nghiệp


Luật Doanh Nghiệp không quy định điều kiện về tài sản để thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải gồm những gì, do đó bạn không nên lo lắng rằng mình cần phải có các loại tài sản nào đó mới được phép nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, về tài sản góp vốn thì Luật quy định có thể góp vốn bằng tiền, vàng, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, bí quyết về công nghệ kỹ thuật hoặc các giá trị khác có thể định giá được. Điều này giúp cho các cá nhân, tổ chức khi hợp tác góp vốn làm ăn chung có quyền sử dụng tất cả những loại giá trị tài sản mình có để định giá và quy đổi ra giá trị số tiền vốn góp.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có thể sẽ đến kiểm tra tại địa chỉ doanh nghiệp đăng ký làm trụ sở chính xem công ty có hoạt động hay không. Khi đến kiểm tra, công ty bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện làm việc tối thiểu gồm: có bảng tên công ty gắn tại địa chỉ đăng ký và có bàn làm việc.


Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp


Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Sài Gòn, bộ phận pháp lý của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả các loại hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật giúp bạn, gồm:

- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp để nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh xin mở công ty

- Bảng chi tiết Điều lệ công ty (TNHH, cổ phần) quy định người đại diện pháp luật, chức danh, cổ đông, cổ phần, vốn góp cùng các nguyên tắc giải quyết để làm cơ sở phân xử nếu có tranh chấp sau này.

- Bảng liệt kê Danh sách cổ đông sáng lập kèm số vốn đăng ký, tỷ lệ cổ phần để các cổ đông ký tên xác nhận (chỉ áp dụng đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).

Về phần bạn, chỉ cần photo công chứng 02 bản CCCD hoặc Hộ chiếu của tất cả các cổ đông (nếu có) là đã hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy phép hoạt động.


Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp


Để đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp trong quá trình triển khai dịch vụ, quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Sài Gòn gồm các bước sau:

1. Tiếp nhận yêu cầu thành lập doanh nghiệp từ khách hàng

2. Tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp, tên công ty và ngành nghề kinh doanh

3. Soạn và nộp hồ sơ, lệ phí thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Nhận giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh tại sở Kế hoạch và Đầu tư

5. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử và nộp lệ phí

6. Khắc dấu và đăng ký sử dụng mẫu dấu của công ty với cơ quan quản lý nhà nước

7. Giao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Con dấu công ty tận nhà


Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào


Công ty TNHH một thành viên


Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân là chủ sở hữu, đối với loại hình này chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Loại hình này không được phép phát hành cổ phần.

- Ưu điểm: Do có 1 chủ sở hữu nên nếu thành lập Công ty TNHH môt thành viên quý khách toàn quyền quyết định về các hoạt động của doanh nghiệp không cần thông qua các họp hay ý kiến của các thành viên như các loại hình khác.

- Nhược điểm: Khi thành lập doanh nghiệp với loại hình này bạn chỉ có thể tăng mà không được phép giảm vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động.

Nếu bạn muốn sở hữu 100% vốn khi thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải chọn loại hình này.


Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Là doanh nghiệp được thành lập trong đó có từ 2 thành viên trở lên nhưng tối đa không quá 50 người / tổ chức. Các thành viên chịu trách nhiệm trên số vốn mình đăng ký góp và khi chuyển nhượng vốn góp cũng phải tuân theo quy tắc nhất định.

- Ưu điểm: Có nhiều thành viên nên khi đưa ra những quyết sách quan trọng được kiểm soát bởi nhiều luồng ý kiến, giúp quyết định trở nên thận trọng hơn. Do là loại hình TNHH nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn góp của mình, giúp các thành viên yên tâm hơn. Chế độ chuyển nhượng cũng có quy định chặt chẽ giúp các thành viên tin tưởng hơn.

- Nhược điểm: Không phát hành cổ phiếu nên không thể huy động vốn một cách rộng rãi. Do chịu trách nhiệm hữu hạn nên so với các loại hình như doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì ít được sự tin tưởng hơn.

Nếu bạn với người khác (một hoặc nhiều) cùng nhau mở công ty và chỉ muốn giới hạn chịu trách nhiệm những gì trên số vốn đã góp để tránh rủi ro thì bạn chỉ còn cách chọn loại hình này.


Công ty cổ phần


Là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau và các cổ đông góp vốn là cá nhân, tổ chức. Số cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cồ đông tối đa.

- Ưu điểm: Được phép phát hành cổ phần để huy động vốn, Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn của mình vậy nên rủi ro không cao so với các loại hình khác.

- Nhược điểm: Số lượng cổ đông có thể là vô hạn, do đó phức tạp trong vấn đề quyết định những quyết sách lớn của công ty. Được quyền tự do chuyển nhượng do đó đôi khi tạo ra những nhóm đối kháng nhau, hoặc xảy ra việc thu mua để giành quyền điều hành doanh nghiệp.

Nếu bạn cùng với ít nhất 02 người nữa muốn thành lập doanh nghiệp và không muốn bị giới hạn trách nhiệm trên số vốn đã đăng ký nhằm nâng cao vị thế trong giao dịch làm ăn hoặc để chủ động huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần thì bạn có 1 lựa chọn duy nhất là loại hình công ty cổ phần.


Công ty hợp danh


Là loại hình mà có ít nhất 2 cá nhân là chủ sở hữu chung của công ty, 2 cá nhân này chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, ngoài 2 đồng chủ sở hữu này có thể có các thành viên góp vốn khác, các thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ khác trên số vốn mình góp tại doanh nghiệp này.

- Ưu điểm: Do có ít nhất 2 cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên sẽ tạo được sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

- Nhược điểm: Các thành viên hợp danh không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác khi không có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác trong doanh nghiệp. Các thành viên hợp danh không được dùng danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa người khác để kinh doanh cùng ngành nghề của công ty mà mình đang góp vốn để tạo ra lợi ích cho bản thân hoặc tổ chức khác. Khi chuyển nhượng phải được sự đồng ý của các thành viên còn lại.


Doanh nghiệp tư nhân


Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do duy nhất 1 cá nhân làm chủ, cá nhân này phải chịu trách nhiệm cho hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của bản thân mình. Loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành cổ phiếu.

- Ưu điểm: Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp mà không cần phải thông qua ý kến của bất cứ ai.

- Nhược điểm: Các cá nhân sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được đồng thời thành lập hộ cá thể và làm thành viên của công ty hợp danh. Bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng không được góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của các công ty khác. Chủ doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, bạn có thể thuê giám đốc điều hành tuy nhiên về mặt pháp lý bạn vẫn sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp


1. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng

2. Công bố tài khoản ngân hàng lên cổng TTĐT quốc gia

3. Nộp thuế môn bài vào Kho bạc Nhà nước

4. Làm thủ tục sử dụng hóa đơn điện tử

5. Mua & Phát hành hóa đơn điện tử (bắt buộc theo quy định)

6. Mua chữ ký số (bắt buộc theo quy định)

7. Soạn và nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

QUY ĐỊNH VỀ ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định cụ thể việc đặt tên doanh nghiệp, công ty gồm 02 thành tố cấu thành, gồm:

1. Loại hình doanh nghiệp. VD: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty Cổ phần (CP)

2. Tên riêng của doanh nghiệp. VD: Khải Phát, Thiết bị Khải Phát, Xây lắp Khải Phát

Trong quá trình đặt tên thì bắt buộc bạn phải chọn 01 loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng của doanh nghiệp thì ngắn hay dài đều do bạn toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, nếu bạn chọn bị trùng tên hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp sẽ có quyền từ chối cấp tên đó về cho bạn. Nếu từ chối tên công ty của bạn, cơ quan cấp phép sẽ phản hồi nêu rõ lý do và đề nghị bản đổi lại tên khác để xét duyệt và cấp giấy đăng ký kinh doanh cho bạn.

CÁC LOẠI THUẾ PHẢI ĐÓNG KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Khi bạn quyết định thành lập doanh nghiệp, có 3 loại thuế chính mà bạn sẽ phải đóng cho cơ quan thuế gồm:


1. Thuế môn bài

Đây là loại thuế bắt buộc đóng hàng năm dù công ty bạn có xuất hóa đơn hay không xuất hóa đơn, dù tạm ngưng hoạt động công ty cũng phải đóng (chỉ khi bạn giải thể công ty thì mới không còn phát sinh nghĩa vụ nộp thuế môn bài). Loại thuế này đóng theo mức đăng ký vốn điều lệ khi bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp:

- Nếu đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ thì thuế môn bài là 3.000.000đ/năm

- Nếu đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì thuế môn bài là 2.000.000đ/năm

- Thuế môn bài cho văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hay địa điểm kinh doanh là 1.000.000đ/năm

* Trường hợp bạn đăng ký rơi vào 6 tháng đầu năm thì mức thuế môn bài phải đóng là 100% theo quy định. Bạn chỉ đóng 50% mức thuế môn bài nếu giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp của bạn nằm ở 6 tháng cuối năm còn lại.


2. Thuế giá trị gia tăng - VAT

Đây là loại thuế đánh trực tiếp trên hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra của công ty bạn. Tùy thuộc vào ngành nghề và sản phẩm mà loại thuế này có các mức đóng theo tỷ lệ 0%; 5%; 10%. Một số lĩnh vực ngành nghề được miễn thuế giá trị gia tăng (không có thuế VAT) như phần mềm, thiết kế website… Như vậy, khi bạn xuất hóa đơn GTGT bán ra một loại hàng hóa nào đó cho khách hàng thì bạn sẽ thu vào tiền thuế này để nộp lại cho cơ quan quản lý thuế.


3. Thuế thu nhập cá nhân

Tất cả người lao động làm việc cho công ty nếu thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp, thưởng… đạt vượt mức quy định về thu nhập không chịu thuế thì sẽ phải chịu thuế phần thu nhập vượt mức đó.

Ngoài ra, còn một số loại thuế khác tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thuế hải quan (doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm bị đánh thuế này)…

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các dịch vụ khác