lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Tìm hiểu đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội có bắt buộc phải là cán bộ công chức hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề Đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp

Tìm hiểu đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp

Thực tế doanh nhân, giám đốc doanh nghiệp đang chiếm một số lượng đông đảo trong hàng ngũ đại biểu Quốc hội hiện nay. Chính vì thế, theo phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia luật thì đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp.

1.  Khái niệm Đại biểu Quốc hội là gì?

-  Đại biểu Quốc hội là người do nhân dân bầu ra đồng thời là người đại diện nói lên ý nguyện của nhân dân cả nước, thay mặt toàn thể nhân dân thực quyền và nghĩa vụ trong Quốc hội.

-  Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia vào việc quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như: việc lập hiến, lập pháp, tham gia ý kiến đóng góp các chính sách về đối nội, đối ngoại, chính sách về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, về tổ chức bộ máy hoạt động nhà nước.

-  Đại biểu phải có nghĩa vụ lắng nghe, truyền đạt và phản ánh đúng ý kiến nhân dân với Quốc hội, cơ quan nhà nước và thay mặt người dân đối chất những vấn đề mà nhà nước thực hiện chưa được rõ ràng.

Chúng ta đã hiểu đại biểu quốc hội là gì vậy liệu rằng đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta tiếp tục nghiên cứu qua phần sau.

2.  Đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp

-  Hiện nay, doanh nhân chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam, họ là những người có tài, và một số doanh nhân là người có tâm luôn lấy sự phát triển của đất nucớ lên hàng đầu. Vì vậy, Nhà nước cho phép doanh nhân tham gia vào đại biêu Quốc hội. Như vậy có nghĩa là đại biểu Quốc hội cũng có quyền làm chủ doanh nghiệp.

-  Căn cứ theo Luật bầu cử Quốc hội thì đại biểu Quốc hội có thể đại diện cho nhiều thành phần khác nhau, không cần nhất thiết phải là cán bộ công chức, trừ một vài trường hợp đại biểu Quốc hội đang đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ của Quốc hội được hưởng lương và chế dộ từ ngân sách nhà nước như chủ tịch, chủ nhiệm các ủy ban Quốc hội,…Trong đó không có trường hợp nào cấm các doanh nghiệp, người sở hữu, tham gia quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp không được ứng cử đại biểu Quốc hội. Luật phòng chống tham nhũng chỉ tập trung vào các đối tượng là cán bộ công chức, làm việc trong cơ quan nhà nước . Bất kỳ cá nhân, tổ chức nếu không nằm trong các trường hợp bị pháp luật cấm đều có quyền tham gia quản lý thành lập doanh nghiệp và kinh doanh bình thường . Vì vậy, đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bện viện tư, trường tư và tổ chức nghiên cứ khoa học tư.

-  Vậy nên đại biểu quốc hội hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp như những cá nhân khác. Thủ tục thực hiện cũng hoàn toàn giống và không có gì khác biệt. Tuy nhiên với những người là đại diện của một bộ phận nhân dân thì cái tâm luôn phải đặt lên hàng đầu. Cần phải chú trọng đến lợi ích của số đông.

Thông qua những vấn đề trên bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi về quyền thành lập doanh nghiệp của đại biểu quốc hôi.  Nếu quý khách muốn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề Đại biểu Quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không ? thì có thể đến trao đổi trực tiếp công ty chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp. Trong trường hợp quý khách hàng đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng gặp khó khăn vì những thủ tục thường xuyên thay đổi thì chúng tôi dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp của Kế Toán Sài Gòn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. 

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác