lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được tiến hành như các thủ tục thành lập doanh nghiệp nói chung: chuẩn bị và nộp hồ sơ, tiến hành đăng ký nộp tại các cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là biện pháp được nhiều cá nhân hay tổ chức có số vốn hạn hẹp lựa chọn để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Vậy thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ về mặt vốn đầu tư, nhân viên, tổng động doanh thu của công ty.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành 3 loại : doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp với số lượng nhân viên dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 10 –  dưới 200 nhân viên, doanh nghiệp vừa từ 200 đến dưới 500 nhân viên.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ có khác với thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp khác không? Những thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ không khác những thủ tục thành lập doanh nghiệp khác, hồ sơ giấy tờ đều theo qui định chung mà pháp luật đã qui định. Ngoài những công ty về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư vấn luật thì hiện nay có nhiều trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong việc thắc mắc về cách thức, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, về vốn hay nhiều vấn đề phát sinh khác.

Hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp :

Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp ( đã được qui định theo mẫu)

Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.

Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định.

Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hay người thành lập doanh nghiệp khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Danh sách thành viên/cổ đông cùng các giấy tờ hợp lệ (Đối với cá nhân: bản sao CMND, giấy chứng nhận cá nhân hay hộ chiếu, đối với tổ chức: bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền)

Tên của doanh nghiệp phải đặt đúng với qui định của pháp luật.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc các ngành nghề đăng ký cấm kinh doanh của nhà nước.

Hợp đồng ủy quyền

Các loại giấy tờ khác có liên quan.

-  Sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp đăng ký nộp sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp phép, doanh nghiệp nhận giấy biên nhận và giấy hẹn ngày trả lời hồ sơ.

-  Doanh nghiệp có nghĩa vụ khai thông tin chính xác, minh bạch và phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã khai trong hồ sơ.

-  Hồ sơ được phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý và giải quyết .Theo qui dịnh, trong vòng 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ và đóng đủ lệ phí thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-  Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không có đầy đủ các loại giấy tờ được kể trên hay nội dung hồ sơ khai không đúng, đủ theo qui định. Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung ngay theo hướng dẫn của Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ.

-  Khi nhận được giấy chứng nhận, doanh nghiệp làm thủ tục hồ sơ để đăng ký mẫu dấu và khắc con dấu tại cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.

-  Trong 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng báo trong 3 số liên tiếp.

-  Thời hạn để doanh nghiệp đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (điều 22 luật Quản lý thuế)

-  Doanh nghiệp phải tiến hành kê khai, nộp thuế ở từng tháng, quý, năm.

-  Tiến hành kê khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.

-  Đặt in/mua hóa đơn tùy từng loại hình doanh nghiệp.

-  Tham khảo bảng biểu mức thuế môn bài:

 

Bậc  thuế môn  bài

Vốn đăng ký (tỷ đồng)

Mức thuế Môn bài cả năm (đồng)

  - Bậc 1

  Trên 10 tỷ

3.000.000

  - Bậc 2

  Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

  - Bậc 3

  Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

  - Bậc 4

  Dưới  2 tỷ

1.000.000

 

 

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác