lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2015

Bạn là cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp cho riêng mình để kinh doanh. Luật Doanh nghiệp 2015 đã được ban hành và được đưa vào sử dụng, vậy nên bạn cần tìm hiểu xem thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2015 cần những bước nào

Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2015

Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2015 có rất nhiều điểm khác biệt so với các thủ tục trước đây, việc thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa rất nhiều, tuy nhiên đối với những cá nhân mới bắt tay vào thành lập doanh nghiệp thì đây là một điều không dễ dàng.

Hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên nền kinh tế thị trường. Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập, bao gồm các doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau cũng như đa dạng về loại hình doanh nghiệp tùy theo khả năng tài chính của người thành lập hay tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác bằng cách áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, môi trường làm việc năng động thu hút nhân viên. Vậy khi muốn thành lập một doanh nghiệp thì bạn cần phải tìm hiểu xem thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2015 gồm có những bước nào để thực hiện đúng và đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.

Theo bộ Luật Doanh nghiệp 2015 số 68/2014/QH13 được chính phủ ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã cơ bản hóa phần nào đó về các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Kế Toán Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu những thay đổi đó là gì và các thủ tục thành lập doanh nghiệp phải tiến hành như thế nào.

Các thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật 2015

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

·  Việc đầu tiên rất quan trọng là bạn phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập. Vì sao lại như vậy? Bởi vì tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn chọn sẽ tương ứng với những vốn điều lệ, các thành viên sáng lập cũng như tìm năng nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn dựa vào kinh nghiệm, ý tưởng kinh doanh của bạn và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai.

·  Sau khi chọn được hình thức doanh nghiệp, tiếp theo bạn cần đặt tên cho doanh nghiệp mình. Kế Toán Sài Gòn có gợi ý nhỏ cho bạn là hãy đặt tên ngắn gọn, hay có ý nghĩa đặc biệt để giúp khách hàng dễ ghi nhớ hay đánh vào tiềm thức của khách hàng ngay từ khi mới thành lập. Lưu ý, tên doanh nghiệp không được trùng với các tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh trên toàn quốc. Bạn có thể truy cập tại cổng “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để kiểm tra tên công ty.

·  Bạn cần chọn địa chỉ đặt trụ sở chính thuộc quyền sở dụng hợp pháp của công ty. Trủ sở chính cần ghi rõ số nhà, tên đường, khu phố, hẻm, phường, tổ, thị xã, thị trấn, thành phố, tỉnh… càng chi tiết càng tốt.

·  Tiếp theo, bạn cần lực chọn vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Bạn cần phải nhớ rằng tùy vào số vốn điều lệ khác nhau bạn sẽ đóng phí môn bài hàng năm khác nhau. Nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau sẽ cần những vốn điều lệ khác nhau. Vốn điều lệ càng lớn công ty bạn càng vững mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư, phát triển kinh doanh dễ dàng hơn như mở nhiều chi nhánh trên địa bàn hay tại các vùng, miền khác nhau tại Việt Nam.

·  Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần chọn ra một người đại diện theo pháp luật của công ty. Người này sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong từ các giao dịch của doanh nghiệp. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, là nguyên đơn, bị đơn trong các vụ cáo.

·  Không phải ngành nghề nào cũng có thể kinh doanh. Có nhiều ngành nghề mà pháp luật cấm hay hạn chế kinh doanh hoặc cần đáp ứng các điều kiện rất cao để có thể xin cấp Giấy phép kinh doanh. Vì vậy, bạn cần tham khảo, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Quy trình thành lập công ty

Sau khi lựa chọn, chuẩn bị đầy đủa các thông tin tại bước 1, doanh nghiệp sẽ bắt đầu soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương để gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư xét duyệt.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bao gồm hồ sơ công ty, vốn điều lệ, Giấy CMND, Hộ chiếu có công chứng của các thành viên sáng lập, người đại diện doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng thông qua trang Web của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau 03 ngày trong ngày làm việc, nếu không có sai sót gì thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu có sai sót hay yêu cầu sửa đổi, bổ sung sẽ được gửi trả hồ sơ lại kèm theo lí do.

Bước 3: Con dấu của doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần photo và công chứng 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đi đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu riêng cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2015 đã thoải mái hơn trong việc cho các doanh nghiệp tự do lựa chọn hình dáng, màu sắc, nội dung của con dấu.

Sau khi khắc xong con dấu, bạn mang dấu đến để đăng ký đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

Bước 4: Sau khi thành lập doanh nghiệp

Bạn cần đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hoạt động.

Sau đó bạn cần nộp thuế môn bài. Tiến hành đang ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế nơi đăng ký doanh nghiệp

Trên đầy là toàn bộ các thủ tục thành lập doanh nghiệp 2015 mà bạn cần biết. Kế Toán Sài Gòn hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Hay các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giúp bạn với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác