lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Hiện nay, các khu chế xuất hay khu công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Sau đây ta sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp chế xuất và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Chỉ riêng ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp hoạt động như: khu chế xuất Tân Thuận Q.7, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Cát Lái, Khu công nghiệp Tân Kim… ngoài ra ở các địa bàn tỉnh thành khác cũng có rất nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất hoạt động. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng của kinh tế Việt Nam. Bởi vì các doanh nghiệp trong khu chế xuất đa số là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn và công nghệ vào để hoạt động, do đó, ta sẽ được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, ngoài ra các khu chế xuất này còn giải quyết được một phần lớn doanh nghiệp dư thừa ở Việt Nam, chưa dừng lại ở đó, các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất còn đem lại nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế.

Nhưng bên cạnh các ưu điểm đó thì các doanh nghiệp chế xuất còn tồn tại hàng loạt khuyết điểm như: làm ô nhiễm môi trường do xử lý nước thải hoặc khí thả không tốt, trả lương nhân công quá ít so với sức lao động bỏ ra, gây các tình trạng kẹt xe khi các khu công nghiệp này tập trung quá nhiều ở nội thành của các thành phố lớn… Do đó nhà nước ta có chính sách khuyến khích đầu tư nhưng cũng phải có các chính sách quản lý chặt chẽ sự hoạt động của các khu chế xuất này nhằm ngăn chặn các tình trạng không tốt như trên. Tuy nhiên vì nguồn lợi ích quá lớn mà các doanh nghiệp chế xuất này mang lại mà hiện nay vẫn có hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch làm thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất để hoạt động ở Việt Nam. Nếu bạn là một nhà đầu tư như vậy, thì bạn hãy tìm hiểu các thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất ở phần sau để có thể thực hiện hóa cơ hội kinh doanh của mình.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất bao gồm :

-  Đầu tiên các ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp chế xuất phải trong nhóm các ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép. Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì bạn phải có mẫu giấy chứng nhận đầu tư theo chuẩn của pháp luật qui định và các văn bản chứng từ chứng minh dự án đầu tư hoặc dự án hợp tác đầu tư. Nếu bạn là người Việt nam và muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn trong nước thì bạn chỉ cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu của pháp luật qui định. Bạn nên chú ý là các thông tin kê khai trong giấy đề nghị chứng nhận đầu tư và giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phải mang tính chất trung thực và minh bạch, bạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về những thông tin kê khai trong giấy này.

-  Tiếp theo là văn bản dự thảo điều lệ của doanh nghiệp chế xuất muốn thành lập, văn bản này phải được thành viên/cổ đông sáng lập thông qua và kí tên xác nhận.

-  Kế đến là danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất, đồng thờ bạn phải cung cấp luôn chứng minh thư/hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận thân phận của giám đốc/tổng giám đốc và các thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp chế xuất muốn được thành lập.

-  Tiếp theo là các chứng từ và văn bản về vốn điều lệ và tỷ lệ nguồn vốn được thông qua bởi hội đồng thành viên/cổ đông.

-  Nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì bạn phải có thêm báo cáo về năng lực tài chính của doanh nghiệp bạn, báo cáo này bạn tự lập và phải chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo này.

Như vậy là toàn bộ các bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất đã hoàn thành, nếu bạn còn gặp khó khăn trong các thủ tục này thì bạn có thể tới các văn phòng luật sư để được tư vấn rõ ràng hơn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác