lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã

Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp hợp tác xã được thành lập để cùng nhau mang lại lợi ích, hiệu quả cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh như hợp tác xã vận tải, hợp tải xã sản xuất lúc. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã là gì

Thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã

Nhiều hợp tác xã muốn mở rộng địa bàn hoạt động tại các tỉnh thành, địa phương khác nhau nhằm mong muốn thuận tiện hơn trong việc hoạt động hay được nhiều người biết đến và tham gia vào. Như vậy, hợp tác xã khi muốn thành lập chi nhánh thì thủ tục mà họ cần biết để chuẩn bị cho tốt là gì? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã qua bài viết sau nhé.

Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên nền kinh tế thị trường của nước ta như Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhận và không thể không kể đến loại hình doanh nghiệp hợp tác xã.

Hợp tác xã là loại hình kinh doanh mà nhiều chủ sở hữu góp vốn chung với nhau để hoàn thành những việc có lợi cho tổ chức chứ không phải vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận như các loại hình doanh nghiệp còn lại.

Khi muốn thành lập chi nhánh hợp tác xã, hợp tác xã phải gửi đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi mà họ dự định mở chi nhánh 1 bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh.

Sau khi tiếp nhân hồ sơ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Nếu đó là người đại diện của hợp tác xã thì yêu cầu xuất trình Giấy CMND cũng như các giấy tờ chứng thực khác về danh tính của bản thân.

Nếu là người được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã với người đó, hoặc giấy ủy quyền của công ty được ký tên đóng dấu bởi người đại diện pháp luật, trong nội dung của ủy quyền sẽ có các nội dung hư  nộp hồ sơ, nhận kết quả,…

Sau khi hoàn tất bước trên xong, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đầy đủ và chính xác theo những gì pháp luật quy định thì sẽ ghi biên nhận kèm theo ngày trả kết quả, thông thường theo Luật mới là trong 3 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ.

Ngành nghề hoạt động của chi nhánh phải theo đúng ngành nghề của hợp tác xã nên với những ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì hợp tác xã cũng phải nộp chứng chỉ ngành nghề đó. Sau thời gian hẹn được ghi trên biên nhận, người đại diện theo pháp luật sẽ lên nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nếu như không có yêu cầu gì thêm về hồ sơ. Sau đó sẽ tiến hành đi khắc con dấu và tiến hành đăng ký tại sở kế hoạch đầu tư.

Trong trường hợp mà hợp tác xã muốn thành lập chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác thì hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Bên cạnh đó cũng phải kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã đến nơi thành lập chi nhánh.

Sau khi lên nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã hay người được ủy quyền phải đóng lệ phí là 100.000 đồng/lần.

Trên đây là thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã mà bạn cần phải biết để có thể dễ dàng thực hiện và tiến hành thành lập chi nhánh.

Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về việc thành lập doanh nghiệp hay thủ tục thành lập chi nhánh hợp tác xã, bạn có thể liện hệ trực tiếp với chúng tôi, dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn một cách tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất giúp quá trình thành lập chi nhánh của bạn diễn ra thật nhanh chóng và suôn sẻ.

 

 

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác