lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Việc đầu từ ra nước ngoài tại nước ta hiện nay không còn là hiện tượng hiếm la nữa. Chúng ta cùng theo dõi bài viết để có thể hiển được những quy trình, thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài như thế nào nhé.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang được Nhà nước khuyến khích phát triền nhằm tạo điều kiện để  các nhà đầu tư mở rộng thị trường cũng  như có được sự phát triển đối với nền kinh tế  xã hội trong nước. Tuy nhiên, để có thể thực hiện  đầu tư ra nước  ngoài thì nhà đầu tư cần phải đáp ứng được những quy định mà pháp luật ban hành khi tiến hành xin cấp chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Nếu bạn đang lo lắng không biết nên thực hiện các thủ tục như thế nào để có thể xin giấy phép đầu tư một cách nhanh chóng nhất thì bạn có thể liên hệ đến dịch vụ xin giấy phép đầu tư để có được sự hỗ trợ một cách tốt nhất.

Theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư nếu muốn thực hiện đầu tư ra nước ngoài một cách hợp lý thì cần phải thực hiện đúng các quy định mà pháp luật ban hành. Đặc biệt là phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Vậy, làm thế nào để nhà đầu tư có thể  được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài?

1. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

- Nhà đầu tư cần phải có ít nhất là 01 dự án được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài  theo quy định mà pháp luật ban hành.

- Nhà đầu tư cần cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài chính nhà nước Việt Nam.

- Chỉ  khi nhà đầu tư có sự đồng ý của Sở kế hoạch đầu tư và được cơ quan chức năng này cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thì mới được phép thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

- Nếu nhà đầu tư sử dụng vốn vay nhà nước để đầu tư trực tiếp nước ngoài thì phải thực hiện các cam kết và đảm bảo tuân thủ theo quy định về các điều khoản mà Nhà nước đưa ra. 

2. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

- Thứ nhất là hồ sơ phải có văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu mà pháp luật quy định.

- Thứ hai là các giấy  tờ đối với cá nhân đầu tư như : CMND, thể căn cước, hộ chiếu còn hiệu lực.Các giấy tờ này là bản sao công chứng.

- Thứ ba là đối với các nhà đầu tư là tổ chức thì hồ sơ kèm theo bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác để chứng minh tư cách đầu tư của nhà đầu tư là một tổ chức.

- Thứ tư là bản đề xuất dự án đầu tư mà nhà đầu tư sẽ tiến hành ở nước  ngoài.

- Thứ năm là văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư do cơ quan thuế xác nhận.

- Thứ sáu là văn bản cam kết của nhà đầu tư trong việc tự cân đối nguồn ngoại tệ  trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.

- Thứ bảy là các tài liệu liên  quan có vai trò xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư dự án.

- Thứ tám là bản quyết định đầu tư ra nước ngoài. Bản quyết định này phải có chữ ký của nhà đầu tư.

3. Trình tự thực hiện

- Đầu tiên là nhà đầu tư tiến hành mang nộp hồ sơ dự án đầu tư đã chuẩn bị nộp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư thuộc tỉnh/thành phố.

- Sau khi nhận được hồ sơ, Sở kế hoạch và đầu tư tiến hành thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến của cơ quan chức năng có liên quan. Công việc này sẽ được diễn ra trong khoảng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ của nhà đầu tư nộp lên.

- Cơ quan được lấy ý kiến sẽ có ý kiến thẩm định về những nội dung đăng ký trong hồ sơ. Thời gian thẩm  định sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày, tính từ ngày Sở kế hoạch và đầu tư trình thông tin xin ý kiến.

- Nếu là dự án quan trọng cần ý kiến quyết định của Chính Phủ thì thời gian thẩm định hồ sơ sẽ là 30 ngày làm việc. Nếu hồ sơ cần ý kiến thẩm định của Quốc hội thì thời gian thẩm định hồ sơ sẽ là 90 ngày làm việc.

Như vậy, để có thể xin cấp giấy chứng nhận đầu tư raa nước ngoài không phải là điều đơn giản. Vì thế cho nên, khi tiến hành các thủ tục thì nhà đầu tư cần lưu ý thật kỹ các thông tin và quy định để đảm bảo việc là m thủ tục được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác