lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần phải nắm rõ qui định của bộ luật Doanh Nghiệp 2014, từ đó mới có thể hoàn thành các điều kiện và thủ tục để xin chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết rõ về các qui định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Ở Việt Nam, như các trang báo nổi tiếng thường thông tin thì bộ luật Việt Nam có nhiều qui định rất rườm rà. Đối với các doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp thì không khỏi có những thắc mắc về các qui định thành lập doanh nghiệp. Bài viết này giải đáp thắc mắc về một số quy định mới của bộ Luật Doanh Nghiệp 2015 và cung cấp cho người đọc các kiến thức về thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Sau đây là các câu hỏi và câu trả lời:

 AI ĐƯỢC THAM GIA THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM?

- Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có đầy đủ chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hoặc giấy chứng nhận thân phận hợp pháp và không có đang thi hành án tù và đang trong tình trạng bị truy nã, không mang các bệnh tâm thần…

- Ở Việt Nam, các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ quyền công dân và không rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật như: cán bộ công chức, viên chức, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… (tham khảo thêm về bộ luật Doanh Nghiệp 2014)

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH DOANH BAO GỒM NHỮNG GÌ?

- Điêu kiện để đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh bao gồm: tên doanh nghiệp rõ ràng chính xác, không bị trùng lập theo quy định của pháp luật; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải chính xác và đúng theo quy định của ô luật Doanh Nghiệp. Có bộ hồ sơ đăng ký đúng chuẩn của pháp luật và các thông tin, văn bản kèm theo phải đầy đủ. Các ngành nghề đăng kí kinh doanh không thuộc các ngành nghề trong danh sách bị cấm được qui định tại bộ Luật. Cuối cùng là chủ doanh nghiệp phải nộp đủ lệ phí thành lập doanh nghiệp.

ĐẶT TÊN CÔNG TY NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CHUẨN CỦA PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH?

Tôi tên An Nhiên, tôi định thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận các công trình xây nhà tư nhân. Thì tôi phải đặt tên doanh nghiệp như thế nào theo quy định pháp luật.

- Theo quy định trong bộ luật Doanh Nghiệp 2014 thì tên của doanh nghiệp phải được viết bằng chữ cái tiếng Việt, phát âm được và hội đủ 2 yếu tố: loại hình doanh nghiệp+ tên riêng của doanh nghiệp.

 - Ví dụ bạn có thể đặt tên công ty bạn như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Nhiên, hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại- dịch vụ- xây dựng An Nhiên.

     Tôi là một thương nhân nước ngoài mang quốc tịch Mỹ, nhưng người gốc Việt, gia đình di dân qua Mỹ từ năm 1975, hay có thể nói là một Việt Kiều. Vậy tôi có được quyền thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam không? Và doanh nghiệp của tôi kinh doanh thức ăn nhanh thì loại hình doanh nghiệp tôi nên lựa chọn là gì? Tên tôi là Tony Pham thì tôi nên đặt tên doanh nghiệp như thế nào?

- Trường hợp của bạn theo quy định của bộ luật Doanh Nghiệp 2014 thì nếu bạn không đang trong tình trạng thi hành án của Hoa Kỳ, hoặc đang bị truy nã và không bị tâm thần, chưa từng bị phá sản… thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra ngành nghề kinh doanh của bạn là kinh doanh thực phẩm và thức ăn nhanh nên không nằm trong danhs ách bị cấm kinh doanh của bộ luật Doanh Nghiệp 2014. Do đó bạn có thể về Việt nam lập hồ sơ đăng ký chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn không hiểu các thủ tục thì có thể liên hệ với các văn phòng luật sư trong nước để được tư vấn thành lập danh nghiệp trọn gói.

- Về loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp: bạn có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu  hạn một thành viên nếu như bạn tự lập doanh nghiệp 1 mình và không hùn vốn với cá nhân nào khác, nhưng nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô lớn và có nhiều người cùng hùn vốn làm ăn thì bạn nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần nếu bạn muốn hướng công ty phát triển lâu dài và thú hút đầu tư và phát hành cổ phiếu. Về tên công ty bạn phải đặt tên viết được bằng chữ tiếng Việt, đồng thời có đủ 2 yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp. Thí dụ bạn có thể đặt tên của công ty bạn như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thức ăn nhanh Phạm Tôn (tên phía sau chỉ là ví dụ, bạn có thể đặt một tên khác), hoặc công ty cổ phần kinh doanh thức ăn nhanh Phạm Tôn.

Trên đây là những câu hỏi cơ bản về các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật, ngoài ra còn hàng trăm câu hỏi khác về vấn đề này nhưng phạm vi bài viết không thể cung cấp và giải đáp hết được. Nếu cần thiết người đọc có thể tham khảo thêm ở bộ luật Doanh Nghiệp 2014. Để yên tâm hơn trong việc thành lập doanh nghiệp các cá nhân tổ chức có thể đến các công ty dịch vụ thành lập doanh nghiệp để được xử lý nhanh chóng hơn.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác