lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Những ai có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước?

Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước thường có tầm ảnh hưởng lớn đối với đến nhiều doanh nghiệp khác. Vậy những ai có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước

Những ai có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước?

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và hầu hết các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân. Song không vì thế mà doanh nghiệp nhà nước bị mất chỗ đứng trong kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vai trò quan trọng, chi phối, quản lý các doanh nghiệp khác. Mục đích bài viết sau đây của chúng tôi nhằm giúp khách hàng có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước.

1.Bạn hiểu thế nào là doanh nghiệp nhà nước ?

-  Căn cứ vào quy định của pháp luật thì doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập và trong đó nhà nước  sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,và nắm toàn quyền trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quyết định việc tổ chức, thực hiện quản lý... Hình thức chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước là nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.

-  Doanh nghiệp nhà nước luôn hoạt động kinh doanh phổ biến ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là các ngành đòi hỏi có sự đầu tư lớn, ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

2.Đối tượng có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước

-  Người có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối, ảnh hưởng lớn đến những ngành, lĩnh vực nòng cốt, đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần phát triển ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Khi muốn thành lập doanh nghiệp nhà nước tất nhiên bạn phải là những người có thẩm quyền trên bạn cần phải viết một bản kế hoạch trình bày phương án kinh doanh sau đó trình lên trên chủ tịch nước hoặc các bạn ngành liên quan để kiểm tra và xem xét. Sau khi có sự đồng ý bạn mới tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-  Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước sẽ có tư cách pháp nhân,  tiếp đó sẽ bắt đầu việc tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn  để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh

-  Nếu công ty bạn xin đăng ký các ngành nghề có điều kiệ và bạn đã được thông qua cấp giấy phép thì công ty bạn sẽ được kinh doanh những ngành nghề có điều kiện

-  Thông thường theo pháp luật quy định doanh cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ không có Hội đồng quản trị. Tất nhiên cũng sẽ có các trường hợp đặc biệt như : Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn giữ quyền giám sát, điều hành doanh nghiệp khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước, Kế Toán Sài Gòn

hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì có thể đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về luật chúng tôi tin rằng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi sẽ là dịch vụ tốt nhất và mang đến sự hài lòng nhất cho bạn.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác