lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Một số điều cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Bố cáo thành lập doanh nghiệp, đăng ký làm con dấu ở cơ quan nào hay lập sổ sách kế toán cả một chuỗi thắc mắc mà đa phần các doanh nghiệp gặp phải.

Một số điều cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp

Như đã trình bày sơ ở phần trên sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì, khi đã đăng ký và có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp phải làm và thực hiện ngay những bước tiếp theo theo quy định của pháp luật để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách trơn tru và hợp pháp. Vì thế mà những thắc mắc sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì cũng là một bước quan trọng cho mỗi doanh nghiệp.

Hiểu được điều đó www.ketoansaigon.net xin cung cấp cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp một số điều cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì. Hãy tham khảo để tránh cho mình những sai phạm không đáng có khi thiếu sự hiểu biết cơ bản về pháp luật của việc sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp những sự cố về giấy tờ hay bất cừ thủ tục nào liên quan đến thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ với dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.

Chúng tôi sẽ chia ra làm 3 bước cơ bản về việc sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì để dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn cho các doanh nghiệp.

BƯỚC 1: SAU KHI CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ GIẤP PHÉP KINH DOANH

-  Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải làm ngay là kiểm tra nội dung của giấy phép kinh doanh. Nếu nội dung chưa chính xác với những gì doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp có quyền gửi yêu cầu đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh hiệu đính lại cho phù hợp.

-  Doanh nghiệp khắc dấu và làm thủ tục đăng ký mẫu đấu lên sở kế hoạch đầu tư.

-  Đăng bố cáo doanh nghiệp : hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng bố cáo điện tử tại sở kế hoạch đầu tư mà không được phép đăng báo giấy như trước đây nữa

-  Treo bảng tên công ty taị trụ sở doanh nghiệp theo đúng quy định (Qui chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa).

-  Gửi cho phòng đăng ký kinh doanh thông báo về việc đã góp vốn, người đại diện pháp luật nhận phiếu chuyển tại phòng kê khai toán thuế tại cục thuế nơi sở tại của doanh nghiệp.

-  Thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi sở tại thời gian mở cửa tại trụ sở chính.

-  Thành lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp tờ khai thuế, thuế môn bài cho Chi Cục thuế nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp trước ngày cuối cùng của tháng theo ngày thành lập trong giấy phép.

-  Đặt hóa đơn in VAT.

-  Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

-  Lập sổ đăng ký thành viên/ cổ đông chứng nhận góp vốn ( theo Qui định tại Điều 28, Điều 60 – Luật DN 2005). Gửi văn bản thông báo tới cơ quan Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày.

 

BƯỚC 2. CÁC NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ THUẾ

Chi Cục Thuế nơi sở tại mà doanh nghiệp đặt trụ sở là cơ quan mà doanh nghiệp mà phần lớn Doanh nghiệp (DN) sẽ làm việc tiếp theo sau Sở Kế Hoạch ( cơ quan cấp giấy phép kinh doanh). Trong vòng một năm doanh nghiệp phải hoàn thành rất nhiều loại thuế khác nhau. Những thông tin sau sẽ nói rõ hơn về từng loại thuế để giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt hơn.

1.  THUẾ MÔN BÀI

Quy định về thuế môn bài được nêu dưới đây sẽ được áp dụng đến hết năm 2016. Qua năm 2017 sẽ chỉ còn 2 bậc môn bài.

-  Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khai thuế và nộp thuế trong vòng 10 ngày hoặc ngày cuối cùng của tháng sau khi có Giấy phép kinh doanh.

-  Trong những năm tiếp theo hoàn tất chậm nhất vào ngày 30/1.

-  Có 4 bậc số dựa theo số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký. Và được quy định như sau :

 

     Bậc thuế môn bài     

Vốn đăng ký 

     Mức thuế môn bài cả năm     

Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

Bậc 2

Từ 5 đến 10 tỷ

2.000.000

Bậc 3

    Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ    

1.500.000

Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

 

 

-  Số tiền thuế môn bài phải nộp chỉ bằng ½ mức thuế môn bài mỗi năm đối với những doanh nghiệp thành lập vào những năm 6 tháng cuối năm.

-  Qua năm 2017 thì số thuế môn bài cần đóng sẽ là 

Vốn đăng ký

 Mức thuế môn bài cả năm 

Trên 10 tỷ

3.000.000 đ

Dưới 10 tỷ

2.000.000 đ

 

2.  THUẾ GTGT( VAT)

-  Khai thuế hàng quý: mỗi quý một lần ngay cả khi doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trước ngày 30 hàng tháng, nộp tờ khai qua mạng.

·  Hồ sơ khai thuế hàng quý bao gồm: tờ khai thuế GTGT quý, bảng kê hóa đơn mua và bán hàng hóa /dịch vụ, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính.

-  Nộp thuế: trong kỳ kê khai, nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế cần phải nộp thuế điện tử trước ngày 30 tháng tiếp theo của quý.

-  Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế cuối năm: Một năm 1 lần vào cuối năm.

·  Hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính năm (theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).

·  Hồ sơ bao gồm: Tờ khai tự quyết toán thuế GTGT, báo cáo tài chính năm tại Chi cục Thuế sở tại.

·  Nếu doanh nghiệp có sự điều chỉnh những số liệu đã kê khai thì cần nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung đã điều chỉnh trước ngày 25/1 của năm tiếp theo.

3.  THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

-  Hiện nay doanh nghiệp không cần làm tờ khai tạm tính thuế nữa mà doanh nghiệp tự nộp thuế theo quý nếu thấy lợi nhuận trong quý mình phát sinh nhiều. Hoặc có thể để đến cuối năm quyết toán luôn 1 lần

-  Doanh nghiệp quyết toán thuế mỗi một năm / lần vào cuối năm.

-  Hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính năm.

-  Hồ sơ quyết toán thuế: Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN, Báo cáo tài chính năm tại Chi cục thuế sở tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

-  Số tiền phải nộp : = 20% doanh nghiệp trong đợt quyết toán cuối năm.

-  Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN nộp chưa đủ thì doanh nghiệp phải nộp đủ trong thời hạn 10 ngày được tính từ ngày nộp thuế quyết toán năm.

-  Doanh nghiệp sẽ phải kê khai nộp các loại thuế khác nếu kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải nộp thuế: kinh doanh xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên.

-  Nếu không thực hiện đúng về việc nộp thuế và khai thuế doanh nghiệp sẽ bị sử phạt theo quy định của Pháp luật. Nên doanh nghiệp cần lưu ý , thực hiện và hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.

Những thông tin cơ bản về những điều cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì sẽ giúp những cá nhân hay doanh nghiệp có giải đáp riêng cho mình những thắc mắc cũng như các câu hỏi  xung quanh vấn đề “ sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì”. 

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác