lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập

Những tiêu cực trong kinh doanh như gian lận báo cáo tài chính, làm sai lệch số liệu kinh doanh… ảnh hưởng tới tính cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp kiểm toán độc lập ra đời đảm bảo tính công bằng và minh bạch đối với các báo cáo tài chính, đảm bảo cho cổ đông và thành viên của doanh nghiệp có quyền được biết sự thật về tình hình kinh doanh.

» Các loại hình doanh nghiệp kiểm toán

» Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán

» Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kiểm toán

» Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận dịch vụ kiểm toán

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập

Ngày 29/03/2011, Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 đã được Quốc hội thông qua, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập cho các cá nhân, tổ chức. Từ đó, hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đã ra đời, nhưng để đáp ứng đủ nhu cầu về kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam thì đó như “muối bỏ bể”. Bạn có thể Tải file Luật Kiểm toán độc lập tại: https://ketoansaigon.net\upload\file\Luat-Kiem-toan-doc-lap_L67QH.DOC

Doanh nghiệp kiểm toán độc lập đưa ra các ý kiến, đánh giá khách quan về tính hiệu quả trong kinh doanh dựa trên các số liệu của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư kịp thời phát hiện ra các thiếu sót hay sai lệch về số liệu tài chính nhằm có sự điều chỉnh quy trình quản lý, phương án đầu tư hiệu quả hơn.
 

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN


Điều 20 của Luật Kiểm toán độc lập quy định các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, chi tiết như sau:

1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

1.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1.2. Công ty hợp danh

1.3. Doanh nghiệp tư nhân

2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.

4. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

* Mã ngành đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

692 – 6920 – 69200: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế

Nhóm mã ngành này, công ty kiểm toán được phép hoạt động kinh doanh các dịch vụ kiểm toán như sau:

- Bản ghi giao dịch thương mại từ người kinh doanh

- Các công việc chuẩn bị hoặc kiểm toán các tài khoản tài chính

- Kiểm tra các tài khoản và chứng nhận độ chính xác của chúng

- Các công việc chuẩn bị thuế thu nhập cá nhân và thu nhập kinh doanh

- Hoạt động tư vấn và đại diện (trừ đại diện pháp lý) thay mặt khách hàng trước cơ quan thuế.

Loại trừ (công ty kiểm toán không được phép kinh doanh):

- Hoạt động chế biến dữ liệu và lập bảng được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và hoạt động liên quan)

- Tư vấn quản lý như thiết kế hệ thống kiểm toán, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển quỹ được phân vào nhóm 70200 (Hoạt động tư vấn quản lý)

- Thu thập hối phiếu được phân vào nhóm 82910 (Dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng).
 

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP


Việc tìm hiểu các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập đầy đủ nhất sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và xin giấy phép hoạt động. 

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán

1.1. Phải có ít nhất 5 nhân viên kiểm toán có giấy phép hành nghề trở lên, trong đó:

- Đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Quy định bắt buộc người đại diện pháp luật công ty phải có giấy phép hành nghề kiểm toán và tối thiểu có 2 thành viên góp vốn có giấy phép hành nghề kiểm toán.

-  Đối với loại hình công ty hợp danh: Quy định bắt buộc người đại diện pháp luật công ty phải có giấy phép hành nghề kiểm toán và tối thiểu có 2 thành viên hợp danh có giấy phép hành nghề kiểm toán.

- Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân: Quy định bắt buộc chủ doanh nghiệp tư nhân phải có giấy phép hành nghề kiểm toán.

1.2. Chủ của doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh và công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải là người có đầy đủ quyền công dân và năng lực hành vi dân sự.

1.3. Riêng loại hình công ty TNHH bắt buộc đăng ký vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng và phải đảm bảo duy trì được khoản vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Tổng vốn góp của các thành viên là tổ chức tối đa 35% vốn điều lệ của công ty.

1.4. Ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán còn phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán mới được hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

2. Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

2.1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính.

2.2. Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh.

2.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2.4. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

2.5. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
 

HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN


Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kiểm toán gồm:

- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Danh sách các thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH) / thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) đã được ký tên đầy đủ.

- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp / công ty

- Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với công ty TNHH)

- Bản sao công chứng 5 chứng chỉ hành nghề kiểm toán

- Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD hoặc Passport còn hiệu lực của thành viên là cá nhân.

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức.

* Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
 

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN


Thủ tục và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo mẫu quy định tại Thông tư 203/2012/TT-BTC. Bạn có thể tải mẫu đơn tại: https://ketoansaigon.net/upload/file/Thong-tu-203_2012_TT-BTC.pdf

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.

4. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề theo mẫu quy định tại Thông tư 203/2012/TT-BTC. Bạn có thể tải mẫu hợp đồng tại: https://ketoansaigon.net/upload/file/Thong-tu-203_2012_TT-BTC.pdf

5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

6. Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh.

7. Bản sao Điều lệ công ty.

8. Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh theo mẫu quy định tại Thông tư 203/2012/TT-BTC. Bạn có thể tải mẫu danh sách tại: https://ketoansaigon.net/upload/file/Thong-tu-203_2012_TT-BTC.pdf

* Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính


Nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định nêu trên, các bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành doanh nghiệp kiểm toán và xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp kiểm toán, vui lòng liên hệ Kế toán Sài Gòn để được giải đáp và thực hiện nhanh chóng.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Đội ngũ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Kế toán Sài Gòn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Tư vấn khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Sài Gòn

Kiểm toán tài chính là gì

Kiểm toán tài chính là một hoạt động kiểm tra hoạt động tài chính nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định kế toán hiện hành. Qua đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước, cổ đông hay thành viên công ty và công chúng có được những thông tin minh bạch về tình hình tài chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

* Theo cơ sở pháp lý thì kiểm toán tài chính có 3 loại:

- Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện đối với các doanh nghiệp có vốn của nhà nước nhằm kiểm tra sự minh bạch, đúng chuẩn mực kế toán tài chính theo quy định của pháp luật.

- Kiểm toán độc lập: Do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện khi doanh nghiệp thuê đơn vị dịch vụ kiểm toán vào để tiến hành hoạt động kiểm toán một cách khách quan, độc lập để không chịu sự tác động từ ban điều hành doanh nghiệp đó nhằm kiểm tra và xác minh các báo cáo đảm bảo trung thực, chính xác và khách quan, từ đó báo cáo minh bạch hoạt động tài chính cho cổ đông, thành viên hay cộng đồng những người có quan tâm theo dõi đến hoạt động của doanh nghiệp đó.

- Kiểm toán nội bộ: Do bộ phận Kiểm toán nội bộ trong công ty thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành nhằm kiểm tra và rà soát các dữ liệu kế toán đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc kế toán và theo đúng quy định về quản lý kế toán tài chính của công ty.

Tại sao doanh nghiệp phải kiểm toán

Kiểm toán độc lập có nhiệm vụ kiểm tra và xác nhận sự trung thực, tính hợp lý các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách độc lập, không chịu sự tác động từ ban điều hành. Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thực hiện kiểm toán độc lập, đó là:

1. Quản lý nhà nước: Thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật quy định đối với các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán theo Luật Kiểm toán độc lập. Ngoài ra, cơ quan quản lý thuế có cơ sở đáng tin cậy hơn khi tiến hành quyết toán thuế và các nghĩa vụ thuế liên quan của doanh nghiệp.

2. Nhà đầu tư, cổ đông, thành viên: Thấy được tình hình kinh doanh thông qua kết quả kiểm toán đáng tin cậy, từ đó giúp họ dễ dàng ra quyết định ủng hộ Ban điều hành trong việc tiếp tục góp vốn, giữ vốn hay rút vốn.

3. Các tổ chức tài chính, ngân hàng: Có cơ sở đánh giá khách quan năng lực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng ra quyết định tiếp tục cho vay hay phải thu hồi nợ.

4. Các đối tác, nhà cung cấp: Thấy được sự minh bạch của doanh nghiệp, dễ dàng ra quyết định tiếp tục hợp tác, cung ứng hàng hóa, vật tư hay ngừng cung cấp.

5. Người lao động: Nắm được tình hình phát triển của doanh nghiệp đúng thực tế, khách quan để từ đó nhìn thấy được tiềm năng phát triển tại doanh nghiệp, từ đó dễ dàng ra quyết định tiếp tục cống hiến để vươn lên hay tìm kiếm cơ hội ở một môi trường khác.

Doanh nghiệp nào phải kiểm toán bắt buộc

Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập quy định các đối tượng doanh nghiệp dưới đây bắt buộc phải kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

2. Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;

3. Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

4. Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

5. Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

6. Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

7. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

8. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Những hành vi nghiêm cấm doanh nghiệp kiểm toán

Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 quy định tại Điều 13 về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp kiểm toán như sau:

1. Nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;

b) Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

c) Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;

d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

đ) Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

e) Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

g) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;

h) Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;

i) Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;

k) Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;

l) Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

m) Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

n) Hành vi khác theo quy định của pháp luật;

2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

a) Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;

b) Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;

c) Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;

d) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:

a) Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;

b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

c) Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;

d) Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;

đ) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;

e) Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;

g) Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;

h) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

4. Các hành vi nghiêm cấm khác

a) Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật và cản trở hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

b) Nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán độc lập.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác