lienhe@ketoansaigon.net 7A Trương Minh Giảng, phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TPHCM

Đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không?

Thành lập doanh nghiệp không còn xa lạ với các cá nhân tổ chức ngày nay. Tuy nhiên vẫn có những quy định về thành lập doanh nghiệp. Vậy đại biểu quốc hội có được thành lập doanh nghiệp hay không

Đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không?

Đại biểu quốc hội là một cá nhân đại điện cho người dân tại các cuộc họp quốc hôi, cá đợt bầu cử, vậy đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Và nếu được họ phải tuân thủ theo những quy định nào?

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên nền kinh tế thị trường hiện nay, các quốc gia luôn tìm đủ mọi cách để kiếm lợi nhuận về cho nước mình bằng nhiều cách như cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn hay có nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, trước thế kỷ 21, việc thành lập doanh nghiệp có lẽ còn khá xa lạ so với các cá nhân, tổ chức. Nhưng với sự phát triển như vũ bão hiện nay, nó đã trở nên khá quen thuộc và ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp cho riêng mình để hoạt động kinh doanh, phát triển sản xuất, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

Các quy định về đại biểu quốc hội thành lập doanh nghiệp

Sớm nắm bắt được xu hướng trên, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ban hành Luật Doanh nghiệp 1999. Trải qua hơn 15 năm phát triển của nền kinh tế nước nhà, Luật Doanh nghiệp đã nhiều lần được sửa đồi, bổ sung cũng như cơ bản hóa hơn trước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đễ dàng thực hiện và hoạt động theo. Theo luật doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 18, các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ các trường hợp được quy định sau.

Đầu tiên là cơ quan nhà nước và các đơn vị vũ trang các cá nhân thuộc về các lực lượng này, tiếp đó là cán bộ công chức nhà nước trừ những người đại diện nhà nước tham  gia góp vốn vào các công ty có vốn nhà nước, các trường hợp người bị tù tội, đang trong tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự, có giấy xác nhận về tình trạng nghiện hoặc cơ sở giáo dụng và đặc biệt là người mất hành vi dân sự….

Với các điều luật trên chúng ta vẫn chưa rõ ràng được đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không vậy nên chúng ta sẽ tham khảo bộ luật cán bộ công chức nhà nước để có cơ sở thật chính xác.

Theo Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008, tại Điều 4 đã định nghĩa rõ rằng các cán bộ như sau :

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Những điều trên đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi : đại biểu quốc hội có quyền thành lập doanh nghiệp hay không?

Như vậy, kết hợp hai quy định trên của Luật Doanh nghiệp và Luật công chức, chúng ta có thể thấy rằng đại biểu quốc hội không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Kế Toán Sài Gòn hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong bước đầu muốn thành lập doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hay để biết thêm các thông tin về việc thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với Kế Toán Sài Gòn, dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác và chi tiết nhất.

Tư vấn & báo giá

0919426333

0902919918

Yêu cầu chúng tôi liên hệ bạn

Các bài viết khác